TP.HCM phê duyệt hơn 1.300ha lấn biển cho dự án đô thị Cần Giờ
(VNF) - UBND TP. HCM vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
Ý tưởng về phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam đã được đề xuất từ nhiều thập niên trước, khi nền kinh tế và nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng tăng cao. Trong bối cảnh các nguồn điện truyền thống như thủy điện và nhiệt điện đã đạt đến giới hạn phát triển, các chuyên gia và nhà quản lý nhận thấy rằng năng lượng hạt nhân – với khả năng tạo ra một nguồn điện nền ổn định, sạch và bền vững – sẽ là giải pháp hiệu quả cho tương lai.
Năm 2008, Quốc hội đã ban hành Luật Năng lượng nguyên tử, mở đường cho việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào mục đích hòa bình. Đây là bước khởi đầu mang tính cách mạng cho lĩnh vực năng lượng của Việt Nam. Ngày 25/11/2009, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/QH12 về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm nhà máy 1 và 2, với tổng công suất 4.000MW. Tổng mức đầu tư cho dự án theo 3 kịch bản thấp 10,8 tỷ USD, cao là 11,2 tỷ USD và 12,2 tỷ USD; diện tích triển khai dự án là 1.642ha. Tuy nhiên, năm 2016, dự án bị tạm dừng do những lo ngại về an toàn và hiệu quả kinh tế. Mãi cho đến cuối tháng 11/2024, Quốc hội mới quyết định tái khởi động dự án sau 8 năm tạm ngưng, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án, Chính phủ đã đề xuất 10 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù trong tờ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 10/2/2025, và được các đại biểu Quốc hội khoá VX thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Các cơ chế này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn đại biểu tỉnh Lâm Đồng), một số quốc gia khác như Bangladesh và Ba Lan đã áp dụng mô hình hợp đồng “chìa khóa trao tay”, trong đó nhà thầu chính còn cung cấp dịch vụ vận hành, bảo dưỡng và cung cấp nhiên liệu sau một thời gian nhất định sau khi nhà máy đi vào hoạt động. Ngoài ra, bà đề xuất đối với giai đoạn bảo dưỡng sau hợp đồng “chìa khóa trao tay”, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn với đối tác có đủ năng lực là cần thiết để đảm bảo duy trì hoạt động liên tục của nhà máy. Tuy nhiên, về lâu dài, bà cho rằng chủ đầu tư cần có kế hoạch chuyển giao công nghệ, ký kết các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật và chương trình đào tạo nhằm tự chủ công nghệ.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương) nhận định rằng, mặc dù các quy định trong dự thảo Nghị quyết giúp chủ đầu tư có thể triển khai dự án nhanh chóng ở giai đoạn đầu, nhưng về sau khi có nhu cầu thay đổi vốn hoặc điều chỉnh phương án công nghệ, vấn đề này có thể trở nên phức tạp. Theo đó, ông Huân nhấn mạnh vai trò của cơ quan chủ sở hữu vốn Nhà nước trong việc giám sát quá trình điều chỉnh để có thể đưa ra quyết định kịp thời, tránh gây cản trở tiến độ của dự án điện hạt nhân, vốn là dự án có quy mô lớn và có thể phát sinh nhiều vấn đề chưa lường trước.
Trong khi đó, theo Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn đại biểu tỉnh Đắk Nông), trình độ của Việt Nam trong lĩnh vực này hiện chỉ đạt mức cơ bản, dẫn đến việc khó tránh khỏi sự phụ thuộc vào các quốc gia đã phát triển công nghệ hạt nhân từ lâu. Do đó, để giảm bớt áp lực về vốn và nhân lực từ phía Nhà nước, cần có cơ chế huy động tối đa nguồn lực từ cả doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân. “Cơ chế này có thể nghiên cứu theo mô hình phát triển dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, giúp hình thành đội ngũ có khả năng làm chủ công nghệ và tự chủ vận hành nhà máy trong thời gian sớm nhất”, ông nói.
Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, Tiến sỹ Ngô Đức Lâm, Chuyên gia Năng lượng, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Kỹ thuật và Môi trường, nguyên Viện phó Viện Năng lượng, Bộ Công Thương, nhận định việc phát triển nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là một bước đi cần thiết vì hai lý do quan trọng như đảm bảo an ninh năng lượng trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải CO₂, hướng đến Net Zero vào năm 2050, theo cam kết tại COP26.
Bên cạnh đó, ông Lâm cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% trong năm nay và kỳ vọng đạt mức hai con số trong các năm tiếp theo. Do đó, để đạt được sự phát triển mạnh mẽ này thì năng lượng đóng vai trò cốt lõi. Ông Lâm cho biết nhu cầu điện của Việt Nam sẽ tăng từ 85.000 MW hiện nay lên khoảng 130.000 MW vào năm 2030.
Hiện nay, cơ cấu nguồn điện hiện tại và tương lai gồm nhiệt điện than chiếm khoảng 30%, nhưng sau năm 2030 sẽ không mở rộng thêm; năng lượng tái tạo (gió và mặt trời) chiếm khoảng 30%, đóng vai trò quan trọng nhưng gặp thách thức về tính ổn định; trong khi đó thủy điện và khí hóa lỏng (LNG) đóng góp khoảng 40%. Việc giảm phát thải CO₂ đòi hỏi giảm tỷ trọng nhiệt điện than và tăng cường năng lượng tái tạo, tuy nhiên, năng lượng tái tạo có hạn chế lớn là phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, dẫn đến tình trạng thiếu ổn định, đặc biệt trong giờ cao điểm, đe dọa an ninh năng lượng quốc gia. Trong khi đó, mặc dù năng lượng hạt nhân có những rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe, nhưng nó lại sở hữu lợi thế vượt trội.
Cụ thể, đây là nguồn năng lượng sạch, không phát thải CO₂, giúp Việt Nam thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050. Điện hạt nhân cũng sẽ cung cấp nguồn điện ổn định và liên tục, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết như năng lượng tái tạo. Ngoài ra, còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, giúp đa dạng hóa các nguồn cung cấp điện.
Tuy nhiên, ông Ngô Đức Lâm cũng lưu ý việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật và an toàn, theo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Các biện pháp an toàn cần được đặt lên hàng đầu để tránh nguy cơ sự cố, bảo vệ môi trường và con người. Về đối tác, ông Lâm cho rằng nếu lựa chọn đối tác đến từ Nga hay Nhật Bản, dự án sẽ thuận lợi hơn nhờ kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và tài chính vững mạnh của những đối tác truyền thống này.
Về kinh nghiệm đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, chuyên gia Ngô Đức Lâm cho biết có rất ít quốc gia trên thế giới có điện hạt nhân, và những quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển lại càng ít có điện hạt nhân. Mỗi quốc gia đều có điều kiện cụ thể và nguồn năng lượng sơ cấp tiềm năng (như than, năng lượng tái tạo, thủy điện, dầu khí...) để phát triển theo các hướng khác nhau, từ đó có những kinh nghiệm riêng biệt. C
ó những quốc gia không cần phải phát triển điện hạt nhân, trong khi có nước như Pháp, Nga có tỷ lệ sử dụng điện hạt nhân rất cao. “Tại Nga, với công nghệ điện hạt nhân mạnh mẽ, không chỉ vượt trội về nhà máy điện mà còn mạnh về công nghệ chế biến Uranium. Dù vậy, Nga vẫn gặp phải sự cố lớn như thảm họa Chernobyl”. Do đó, chuyên gia nhấn mạnh việc Việt Nam cần phát triển một cách thận trọng, đặt an toàn lên hàng đầu.
(VNF) - UBND TP. HCM vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
(VNF) - Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có báo cáo đề xuất phương án xây dựng công trình hầm vượt sông Hàn và tuyến kết nối giao thông theo hướng Đông – Tây qua sân bay Đà Nẵng.
(VNF) - Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, qua rà soát thành phố có 571 công trình, dự án tồn đọng với nhiều vướng mắc, chậm tiến độ
(VNF) - TS. Cấn Văn Lực cho rằng vàng vẫn sẽ là kênh trú ẩn tốt, nhưng lợi suất nhiều khả năng sẽ không đạt mức cao như năm 2024.
(VNF) - Kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng có tổng mức đầu tư ban đầu gần 3.000 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 4.400 tỷ đồng.
(VNF) - Các nhà khoa học đánh giá, với điều kiện của Việt Nam, thời gian chuẩn bị mất 3 năm, thi công 6 - 8 năm để hoàn thành. Đồng thời, ưu tiên công nghệ tiến tiến đã kiểm chứng như thế hệ 3+ để thuận lợi triển khai
(VNF) - Theo các chuyên gia, mục tiêu Net Zero vào năm 2050 đã đặt ra yêu cầu cấp bách về chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì và trong sử dụng bao bì đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp nhiều thách thức khi triển khai ứng dụng bao bì nhãn sinh thái.
(VNF) - Hà Nội đang nghiên cứu bố trí 3 tầng hầm tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục sau khi phá bỏ toà nhà "Hàm cá mập".
(VNF) - Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng – siêu du thuyền Lạc Việt Palmer Johnson có vốn đầu tư 105.750 tỷ đồng (tương đương hơn 4 tỷ USD), nhằm thu hút những người có thu nhập cao và giới siêu giàu quốc tế.
(VNF) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19,5 km) đã cơ bản hoàn thành, dự kiến thông xe kỹ thuật vào ngày 30/4 tới và có thể khai thác vào tháng 6 năm nay, vượt tiến độ 6 tháng so với kế hoạch. Trong khi đó, đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34 km đang thi công và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
(VNF) - TP. Nha Trang đề xuất đầu tư xây dựng Nút giao vòng xoay Mã Vòng giảm ùn tắc giao thông, hạn chế ảnh hưởng của đường sắt đến giao thông đường bộ…
(VNF) - Đại lộ Nam sông Mã dài hơn 17 km nối TP. Thanh Hóa với TP. Sầm Sơn. Dọc đại lộ là hàng loạt các dự án lớn như: Vinhomes Star City, Sun Group Sầm Sơn, Central Riverside…
(VNF) - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao các cơ quan liên quan làm việc với các nhà đầu tư cam kết tiến độ triển khai thực hiện dự án với tinh thần ‘thần tốc’ để hoàn thành, sớm đưa công trình, dự án đi vào hoạt động.
(VNF) - Tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn có chiều dài 28,8km, quy mô 4 làn xe, với tổng đầu tư 5.750 tỷ đồng.
(VNF) - Theo World Bank (WB), tổng cộng nhu cầu thị trường xe điện lên đến trên 7 triệu trong giai đoạn 2024 - 2030 và 71 triệu trong giai đoạn 2031-2050.
(VNF) - TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An đang thực hiện hàng loạt dự lớn để kết nối tới Cần Giờ nhằm thúc dẩy việc khai thác vùng đất tiềm năng này.
(VNF) - Dự án mở rộng Quốc lộ 6, sau 2 năm đi gần hết nửa thời gian của dự án đang gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng tại đoạn qua quận Hà Đông, TP Hà Nội.
(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương đã thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố mới Bình Dương – Suối Tiên, TP.HCM.
(VNF) - Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 có vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng sau 5 lần điều chỉnh giấy chứng nhận, chủ trương đầu tư vẫn chưa thể hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng.
(VNF) - Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo, giải ngân đầu tư công chậm lại đang đặt ra thách thức lớn, khi chỉ đạt 4,6% GDP trong năm 2024, giảm mạnh so với mức 7,1% GDP của năm 2023.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, lập Cổng Đầu tư một cửa và yêu cầu trong 6 tháng đầu năm 2025 phải làm xong, không để doanh nghiệp đi lại nhiều, mất chi phí tuân thủ”.
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo điểm lại và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025 với chủ đề “Hành trình bứt phá chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam”. Báo cáo một lần nữa khẳng định, việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông là một bước quan trọng trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
(VNF) - Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (Tỉnh lộ 547, hay còn gọi là đường ven biển Hà Tĩnh) dài 120 km được đánh giá là một trong những tuyến đường đẹp ở Hà Tĩnh.
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần nghiên cứu áp dụng nhanh hơn, sớm hơn quy chuẩn về khí thải ô tô, xe máy tại các đô thị ô nhiễm cao như Hà Nội và TP.HCM.
(VNF) - UBND TP. HCM vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.