'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kết quả kỳ review rổ chỉ số VN30 vừa qua cho kỳ 1 năm 2019 (11/2/2019 – 2/8/2019) của HoSE sẽ bổ sung 4 mã cổ phiếu là Eximbank (mã EIB), Techcombank (mã TCB), HDBank (mã HDB) và Vinhomes (mã VHM).
Việc đưa các cổ phiếu trong nhóm VN30, đồng nghĩa áp dụng “kỹ thuật” vốn hóa điều chỉnh tỷ lệ free-float và giới hạn tỷ trọng vốn hóa nhằm khắc phục đáng kể sự phụ thuộc của chỉ số vào một cổ phiếu, hay một nhóm cổ phiếu.
Đơn cử, việc cổ phiếu VHM lọt vào nhóm VN30 đồng nghĩa chỉ số này bao gồm 3 mã cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đó là VIC, VRE và VHM. Trong đó: VIC và VHM đang là hai mã có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
Tuy vậy, nhóm cổ phiếu của tỷ phú Vượng khó có thể “lái” được chỉ số khi tỷ lệ free-float của các mã này không cao. VRE (45%), VIC (47%) và VHM (47%). Ngoài ra, cũng phải kể đến HoSE đã điều chỉnh giảm giới hạn tỷ trọng vốn hóa của nhóm này qua đó cũng giảm bớt sức ảnh hưởng của bộ 3 này. Cụ thể, VIC giảm từ 64,09% còn 47%; VRE giảm từ 100% còn 47%. Giới hạn tỷ trọng của VHM cũng chỉ dừng ở mức 47%.
Chính vì cách áp dụng “kỹ thuật” như kể trên, mã TCB từ vị trí thứ 8 về vốn hóa khi giao dịch ở VN-Index, nhưng đã đạt vị trí số 1 vốn hóa khi chuyển vào rổ chỉ số VN30. Nguyên do bởi khối lượng cổ phiếu Techcombank tính chỉ số đứng thứ ba trong nhóm VN30 (3.349 tỷ đồng, chỉ đứng sau CTG và VCB). Cùng với đó, tỷ lệ free-float làm tròn đạt mức khá cao 65% (cao nhất trong top 5 mã có khối lượng cổ phiếu lưu hành lớn nhất) và giới hạn tỷ trọng vốn hóa mã này đạt mức 100%.
Nhìn một cách toàn cảnh, “ảnh hưởng” của nhóm ngân hàng sẽ càng trở nên rõ ràng hơn khi ngoài TCB, còn phải kể đến sự hiện diện của EIB (tỷ lệ free-float 45% và giới hạn tỷ trọng vốn hóa 100%) và HDB (tỷ lệ free-float 70% và giới hạn tỷ trọng vốn hóa 100%).
Tính tổng, nhóm VN30 bao gồm 8 mã ngân hàng chiếm gần 33% vốn rổ chỉ số VN30. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu của ông Vượng với VIC, VHM và VRE chiếm 14,8% rổ.
Công ty Chứng khoán SSI ước tính để mua mới 4 cổ phiếu, gần như toàn bộ các mã đang có sẵn sẽ bị bán bớt. VIC, VRE, VPB bị thay đổi tỷ lệ giới hạn vốn hóa nên sẽ bị bán nhiều nhất. HPG, MBB, STB cũng sẽ bị bán khá lớn.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) nhận định, ngoài 4 cổ phiếu được thêm mới kể trên, VFMVN30 ETF sẽ tăng tỷ trọng nhỏ ở một số cổ phiếu như ROS (212.213 cổ phiếu), DPM (9.566 cổ phiếu), SAB (3.521 cổ phiếu). Trong khi đó, các mã như VIC, VNM, HPG, MSN, VRE, MBB, STB, VPB…sẽ bị bán mạnh dù không bị loại khỏi danh mục trong kỳ cơ cấu này.
Với việc thị trường sẽ nghỉ Tết một tuần, hoạt động tái cơ cấu sẽ diễn ra và kết thúc trong tuần giao dịch sau.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.