Tăng giá bán để bù thuế: Hộ kinh doanh hiểu sai, làm hại chính mình
(VNF) - Chuyên gia Nguyễn Hồ Ngọc cho rằng, việc phản ứng vội vã với chính sách thuế mới, tăng giá bán có thể để lại nhiều hệ luỵ. Chủ hộ kinh doanh cần hiểu đúng bản chất để có lựa chọn phù hợp với mô hình kinh doanh
Việc áp dụng chính sách thuế mới đang khiến nhiều hộ kinh doanh nhỏ rơi vào tình trạng bối rối. Từ chuyện phần mềm kê khai, hóa đơn điện tử, đến việc quản lý đầu vào, tất cả đều lạ lẫm, không giống với cách vận hành mà họ đã quen từ trước đến nay.
Theo ghi nhận của VietnamFinance, rất nhiều hộ kinh doanh, cửa hàng đã chọn phản ứng tức thời: tăng giá bán thêm 8% hay 10% với lý do để “bù lại phần thuế phải nộp”.
Nghe có vẻ hợp lý, nhưng thực tế lại dẫn đến nhiều hệ quả không mong muốn. Không ít trường hợp mất khách, doanh thu giảm, trong khi áp lực vận hành thì ngày càng lớn.

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Nguyễn Hồ Ngọc, Giám đốc đào tạo - Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn Á Châu đánh giá, việc các hộ kinh doanh phản ứng vội vã với chính sách thuế, tăng giá bán một cách cảm tính có thể khiến tự đẩy mình vào thế yếu ngay chính trên thị trường mà trước đây họ từng làm chủ.
Do đó, ông Ngọc lưu ý, để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn đó, hộ kinh doanh cần nhìn lại vấn đề một cách tỉnh táo, hiểu rõ bản chất của thay đổi, đánh giá đúng tình hình, và đưa ra lựa chọn phù hợp.
Thứ nhất, hiểu đúng bản chất thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì và ai thực sự là người “chịu thuế".
Thuế GTGT là thuế gián thu. Về nguyên lý, người bán chỉ nộp thay cho người tiêu dùng – tức người mua cuối cùng mới là người thực sự chịu thuế. Tuy nhiên, khi áp dụng cho hộ kinh doanh, đặc biệt là hộ áp dụng phương pháp kê khai trực tiếp trên doanh thu, thì bản chất vận hành thuế GTGT lại hoàn toàn khác.
Ông Ngọc phân tích, hộ kinh doanh không tính được giá trị gia tăng, cũng không khấu trừ thuế đầu vào. Thay vào đó, cơ quan thuế quy định một tỷ lệ phần trăm cố định trên doanh thu tùy từng ngành nghề, ví dụ 1% với bán lẻ hàng hóa, 3% với dịch vụ ăn uống….
Vì vậy, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh không còn là một phần “trung chuyển” qua hệ thống hóa đơn như ở doanh nghiệp, mà trở thành chi phí thực tế gắn chặt với từng đồng doanh thu phát sinh. Điều này khiến nhiều hộ kinh doanh, khi vừa bước vào diện khai thuế GTGT đã có phản xạ là cộng ngay tỷ lệ thuế vào giá bán bởi họ nghĩ đơn giản rằng: “Tôi nộp thêm 1% hay 3% thuế thì phải cộng vào để khỏi lỗ”. Nhưng thực tế thị trường không vận hành theo cách đó.

“Người mua không quan tâm hộ kinh doanh có nộp thuế hay không. Họ chỉ quan tâm giá cuối cùng họ phải trả. Một tô bún tăng từ 30.000 đồng lên 33.000 đồng, một ly cà phê từ 25.000 lên 27.500, nếu không có sự thay đổi về chất lượng hay trải nghiệm, khách hàng sẽ thấy đó là tăng giá vô lý”, ông Ngọc dẫn chứng.
Theo đó, trong bối cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự thay đổi nhỏ trong tâm lý khách hàng có thể làm mất đi lượng khách đáng kể. Ở chiều ngược lại, nếu chủ cửa hàng không tăng giá, thì phần thuế phát sinh sẽ bào mòn trực tiếp vào biên lợi nhuận, vốn đã mỏng với hộ kinh doanh nhỏ.
“Tình thế tiến thoái lưỡng nan này khiến nhiều chủ kinh doanh rơi vào vòng xoáy tăng giá thì mất khách, giữ giá thì lỗ vốn”, ông Ngọc nêu vấn đề.
Ông Ngọc cho rằng, cốt lõi phải hiểu ở đây không phải là “tăng hay không tăng giá” và vấn đề nằm ở chỗ hiểu đúng bản chất thuế GTGT áp dụng cho hộ kinh doanh là thuế tính trực tiếp trên doanh thu và người gánh thuế thực sự là ai sẽ phụ thuộc vào cách hộ kinh doanh đó định giá, truyền thông và vận hành.
“Nếu không phân tích kỹ lưỡng, chủ cửa hàng rất dễ phản ứng sai dẫn đến mất khách, sụt dòng tiền, trong khi nghĩa vụ thuế vẫn giữ nguyên”, ông Ngọc khẳng định.
Thứ hai, cần phải nắm rõ mình đang thuộc nhóm nào, không phải hộ kinh doanh nào cũng giống nhau và nên tự đánh giá trước khi điều chỉnh, ứng phó cho đúng.
Ông Ngọc nêu, với hộ nhỏ lẻ, buôn bán truyền thống, việc nộp thuế GTGT là thách thức thật sự vì không có hóa đơn đầu vào, không làm việc với đối tác cần chứng từ, không thể khấu trừ và thuế trở thành chi phí phát sinh thêm. Tăng giá thì mất khách, không tăng thì giảm lợi nhuận. Đây là nhóm chịu áp lực lớn nhất trong thay đổi lần này.
Trong khi đó, với những hộ có định hướng chuyên nghiệp hơn, thường lấy được hóa đơn đầu vào, bán hàng cho doanh nghiệp, thì có thể tận dụng cơ chế khấu trừ để giảm nghĩa vụ thuế thực tế.
Với nhóm này, việc kê khai thuế giúp mở rộng cơ hội hợp tác, tiếp cận nguồn vốn hợp pháp, và tham gia vào các chuỗi cung ứng lớn. Vì vậy, không thể áp một công thức tăng giá chung cho mọi hộ. Việc cần làm đầu tiên là nhìn lại mô hình kinh doanh của mình, tham khảo tư vấn từ chuyên gia để từ đó có giải pháp phù hợp.

Thứ ba, vị đại diện ATC Academy khuyên rằng, đừng chỉ cộng thêm 8 hay 10%, hãy nhìn lại toàn bộ cách vận hành. Thuế GTGT không đơn giản là cộng thêm vào bảng giá.
“Nếu bạn giữ nguyên mọi thứ và chỉ tăng giá, bạn đang giải quyết một vấn đề dài hạn bằng cách phản ứng ngắn hạn”, ông Ngọc nhìn nhận.
Do đó, chuyên gia Nguyễn Hồ Ngọc nêu giải pháp, điều cần làm đối với chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh là điều chỉnh toàn diện mô hình vận hành, rà soát lại chi phí xem: có khoản nào không còn hiệu quả? Có công việc nào có thể tối ưu lại?
Đồng thời, tìm giải pháp tăng giá trị thay vì chỉ tăng giá như thay đổi lại bao bì, nâng cao dịch vụ, đầu tư vào trải nghiệm... để khách cảm thấy giá tăng là hợp lý.
Bên cạnh đó, xem xét, cân đối quy mô kinh doanh để tiến tới mô hình doanh nghiệp. Giai đoạn đầu chắc chắn không dễ dàng, nhưng nếu coi đây là thời điểm chuyển đổi chứ không phải “đối phó”, thì mỗi bước điều chỉnh hôm nay là bước chuẩn bị cho sự ổn định ngày mai.
“Không phải hộ kinh doanh nào cũng tận dụng được lợi ích từ chính sách thuế GTGT. Nhưng chắc chắn một điều nếu hiểu sai hoặc phản ứng sai, chính họ có thể đã tự rút ngắn vòng đời kinh doanh của mình”, ông Ngọc nêu quan điểm.
Vị chuyên gia này cũng kết luận, thuế không làm người kinh doanh mất khách. Nhưng nếu tăng giá một cách vội vàng, thiếu điều chỉnh hợp lý, thì chính cách phản ứng đó mới khiến khách hàng rời đi. Đừng đối phó để tồn tại hôm nay, hãy điều chỉnh để phát triển ngày mai. Chuyển đổi không dễ, nhưng là lựa chọn không thể tránh nếu bạn muốn làm kinh doanh bài bản và bền vững.
Chuyển tiền vào tài khoản cá nhân: 5 hiểu sai dẫn đến rủi ro truy thu thuế
Thủy điện Hủa Na: Lãi quý I/2025 tăng gấp 11 lần
(VNF) - Kết thúc quý I/2025, Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng nhờ điều kiện thủy văn cải thiện mạnh, trong khi kiểm soát chi phí hiệu quả.
'Sốt nóng' trước 'giờ G', cổ phiếu REE lập đỉnh lịch sử
(VNF) - Cổ phiếu REE – một trong hai mã đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – vừa lập đỉnh mới tại mức giá 77.300 đồng.
PNC: Cổ phiếu tăng gấp 3, liên tục trần sau tin sáp nhập ‘Vua bút bi'
(VNF) - Kể từ khi thương vụ M&A được công bố vào ngày 19/5, cổ phiếu PNC đã có 5 phiên tăng gần như kịch biên độ.
Quỹ đất lớn, KIDO lấn sâu vào cuộc chơi bất động sản chục nghìn tỷ đồng
(VNF) - Năm 2025, Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng hơn 660% so với năm trước. KIDO cũng bước vào giai đoạn khai thác mạnh quỹ đất với loạt dự án bất động sản hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó đáng chú ý là Hùng Vương Plaza, Vạn Hạnh Mall và các tổ hợp như KDC Central Tower, KDC Residence.
Các quỹ đầu tư có lỡ sóng hồi phục của thị trường?
(VNF) - Từ vùng đáy trong tháng 4/2025, khi thông tin về chính sách thuế quan khiến VN-Index có lúc lùi về mốc 1.072 điểm, thị trường chứng khoán đã phục hồi ấn tượng gần 22%. Thế nhưng, phần lớn nhà đầu tư cá nhân vẫn chưa có lãi và nhiều quỹ mở cổ phiếu cũng chưa bứt phá mạnh mẽ về hiệu suất. Điều gì khiến thị trường hồi phục mạnh nhưng lợi nhuận quỹ mở cổ phiếu chưa thực sự khởi sắc?
Chuyển khoản ghi ‘đêm qua em tuyệt lắm’: Chiêu né thuế và nguy cơ án hình sự
(VNF) - Trước thông tin cơ quan thuế nắm được doanh thu của người bán kể cả tiền mặt hoặc chuyển khoản, nhiều người đã mách nhau cách ghi nội dung chuyển khoản, không liên quan gì đến mua bán để né thuế
Hải Phòng lên kế hoạch thoái vốn tại 4 doanh nghiệp nhà nước
(VNF) - UBND thành phố Hải Phòng đang mời các tổ chức tư vấn có năng lực tham gia cung cấp hai nhóm dịch vụ để thoái vốn tại 4 doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Dừng chuyển khoản và chỉ nhận tiền mặt: ‘Không giảm đóng thuế, nguy cơ xử lý hình sự’
(VNF) - Cơ quan thuế khẳng định, hành vi treo biển “chỉ nhận tiền mặt” hoặc ghi nội dung chuyển khoản mập mờ không làm giảm nghĩa vụ thuế, mà ngược lại có thể trở thành dấu hiệu nghi ngờ cho hành vi che giấu doanh thu
Bia Sài Gòn - Sông Lam: Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 tăng mạnh bất chấp doanh thu sụt giảm
(VNF) - Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam (UPCoM: BSL) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với nhiều diễn biến trái chiều. Trong khi doanh thu thuần giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế lại tăng trưởng mạnh.
Thu hơn 74.000 tỷ đồng thuế thương mại điện tử trong 5 tháng
(VNF) - Trong 5 tháng năm 2025, số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đạt 74,4 nghìn tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ, theo Bộ Tài chính
Dừng chuyển khoản và chỉ nhận tiền mặt: Cảnh báo tự đưa mình vào 'tầm ngắm'
(VNF) - Trước việc thay đổi một số chính sách thuế mới, nhiều cửa hàng tại các tỉnh thành thông báo chỉ thu tiền mặt, không nhận chuyển khoản. Chuyên gia đánh giá, tư duy này khiến hộ kinh doanh mất nhiều hơn được, có thể bị cơ quan thuế "đưa vào tầm ngắm"
'Sân chơi' tài sản mã hóa: Muốn nhập cuộc phải có 10.000 tỷ
(VNF) - Theo ông Mai Huy Tuần - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ số SSI, nếu có một khung pháp lý rõ ràng cho việc thành lập sàn giao dịch tài sản mã hóa, các dự án của người Việt có thể bước ra thế giới một cách chính danh và mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Xếp hạng tín nhiệm của TCBS ở mức AA-, triển vọng ‘ổn định’
(VNF) - FiinRatings vừa công bố xếp hạng tín nhiệm dài hạn Nhà phát hành lần đầu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) ở mức điểm AA- (rất tốt).
Khối ngoại chốt mua hơn 37 triệu cổ phiếu, APG vọt tăng trần
(VNF) - Khối ngoại chốt mua thoả thuận hơn 37 triệu cổ phiếu APG, góp phần đẩy mã này tăng trần trong phiên 3/6
Đón nhiều cú hích, VN-Index sẽ bứt phá lên 1.500 điểm?
(VNF) - Nếu tâm lý lo ngại về thuế quan được giải toả, đồng thời tổ chức thực thi Nghị quyết 68 và các chính sách khác một cách hiệu quả, chuyên gia đặt kỳ vọng TTCK có thể quay lại mốc đỉnh lịch sử 1.500 điểm.
Chuyển tiền vào tài khoản cá nhân: 5 hiểu sai dẫn đến rủi ro truy thu thuế
(VNF) - Rất nhiều người nộp thuế hiểu nhầm về các hành vi chuyển tiền vào tài khoản cá nhân dẫn đến rủi ro truy thu thuế hoặc hậu quả pháp lý khác. Vì vậy, chuyên gia nêu rằng cần hiểu đúng bản chất để tuân thủ
Bất định toàn cầu: VN-Index tích lũy, chờ sóng mới
(VNF) - VN-Index bước vào giai đoạn tích lũy khi bất định toàn cầu trở lại, nhưng kỳ vọng về sóng tăng mới dần hình thành nhờ dòng tiền và yếu tố nội tại cải thiện.
BKAV Pro của ông Nguyễn Tử Quảng khất nợ trái phiếu 172 tỷ đồng
(VNF) - Bất chấp báo lãi tăng gấp đôi trong năm 2024, BKAV Pro khất nợ lô trái phiếu BKPCB 2124001 dù đã được gia hạn 1 năm.
20 Chi cục thuế khu vực được tổ chức lại thành 34 thuế tỉnh
(VNF) - Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương tổ chức lại các Chi cục thuế, Thống kê và Bảo hiểm xã hội khu vực theo số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập
Hà Tĩnh: Thủy điện Hương Sơn báo lãi kỷ lục, lợi nhuận sau thuế tăng hơn 16 lần
(VNF) - Kết quả Báo cáo tài chính Quý I/2025 cho thấy Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn (UPCoM: GSM) ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội với lợi nhuận sau thuế đạt 22,2 tỷ đồng – tăng gấp hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Tiền cuồn cuộn chảy vào nhóm bất động sản, VN-Index 'thoát hiểm' phút bù giờ
(VNF) - Với sự vào cuộc của dòng tiền lớn, nhiều cổ phiếu bất động sản tăng kịch biên độ trong phiên giao dịch 2/6, góp công giúp VN-Index giữ sắc xanh.
Thị trường chứng khoán cận biên trỗi dậy, Việt Nam đón loạt tín hiệu tích cực
(VNF) - Trong khi bức tranh thị trường tài chính toàn cầu vẫn chứa nhiều gam màu trầm, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến một trong những giai đoạn khởi sắc nhất kể từ đầu năm.
Thua lỗ nặng, VOSCO cắt bỏ những ‘cục máu đông’
(VNF) - Sau khi giải thể công ty con duy nhất và chấm dứt hoạt động một chi nhánh, VOSCO sẽ chỉ còn 2 đầu mối hoạt động: Chi nhánh TP. HCM và Trung tâm huấn luyện thuyền viên tại Hải Phòng.
Bộ đôi VIC – VHM tỏa sáng, dòng 'cổ đất' dẫn dắt nhịp hồi phục
(VNF) - Vượt xa kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như giới phân tích, TTCK đã trở lại vùng đỉnh 1.340 điểm với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bất động sản.
Thủy điện Hủa Na: Lãi quý I/2025 tăng gấp 11 lần
(VNF) - Kết thúc quý I/2025, Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng nhờ điều kiện thủy văn cải thiện mạnh, trong khi kiểm soát chi phí hiệu quả.
Toàn cảnh tháp đôi 50 tầng ở Đà Nẵng 'sống lại' sau nhiều năm đình trệ
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.