Từ 1/7: Đồng loạt tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Lê Thanh Xuân - 10/06/2024 09:00 (GMT+7)

Từ 1/7 sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo kinh phí về chế độ tiền lương mới.

Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024, từ ngày 1/7, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2024 nêu, dự toán chi ngân sách nhà nước sẽ tiến hành xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Với kinh phí về chế độ tiền lương mới, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7.

Ngày 28/5, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 về xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030.

Trong đó, các chính sách lương hưu sẽ được đánh giá và xác định để xây dựng kết hoạch tài chính 5 năm qua 2 giai đoạn gồm: đánh giá thực hiện kế hoạch tài chính giai đoạn 5 năm từ 2021 đến 2025 và xây dựng kế hoạch tài chính giai đoạn 5 năm từ 2026 đến 2030.

Mới đây, Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027; kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030.

Về dự toán nguồn thực hiện cải cách tiền lương và kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng (phần ngân sách nhà nước đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025, dự thảo nêu rõ:

Về nguồn cải cách tiền lương, các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan.

Các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 để thực hiện cải cách tiền lương.

Về kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần ngân sách nhà nước đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công, các bộ, cơ quan căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng được giao thực hiện lập dự toán chi theo chế độ nhà nước quy định.

Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

Bên cạnh đó, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động được hưởng các chế độ như hưu trí, tử tuất.

Có thể thấy hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội. Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.

Theo Dân Trí
Chín nhóm người được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương 1/7

Chín nhóm người được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương 1/7

Tài chính
(PLO)- Sau cải cách tiền lương 1-7-2024 sẽ có 9 nhóm người được tăng lương hưu với mức tăng lên đến 20,8%, đồng thời có 3 đối tượng sẽ bị tạm dừng nhận lương hưu.
Bộ Tài chính đề nghị xem lại mức tăng lương hưu, trợ cấp

Bộ Tài chính đề nghị xem lại mức tăng lương hưu, trợ cấp

Tiêu điểm
(VNF) - Bộ Tài chính đề nghị xem lại đề xuất tăng lương hưu, các khoản trợ cấp lên 15 - 38,9% của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vì kinh phí lên hơn 17.000 tỷ đồng, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.
Đề xuất tăng lương hưu 8% từ 1/7

Đề xuất tăng lương hưu 8% từ 1/7

Tiêu điểm
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7 khoảng 8%.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.