Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Xin ông cho biết tại sao Tập đoàn CEO lại chọn bất động sản du lịch biển là trọng điểm đầu tư?
Ông Trần Đạo Đức: Để đạt kế hoạch phát triển chiến lược đến năm 2021, từ năm 2018, Tập đoàn CEO thực hiện tái cơ cấu, tập trung phát triển 5 ngành nghề mũi nhọn, trong đó bất động sản nghỉ dưỡng chính là một hợp phần quan trọng.
Chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 đã khẳng định: “Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo. Tập trung phát triển các khu du lịch biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới”.
Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ban hành đầu năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn xác định rõ mục tiêu đến năm 2020 là thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD, du lịch đóng góp trên 10% GDP; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
Thực tế cho thấy là 75% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chọn du lịch biển đảo, còn đối với thị trường nội địa thì tỷ trọng này cũng chiếm đến 55% tổng lượng khách du lịch trong nước. Chỉ riêng 28 tỉnh, thành phố ven biển đã chiếm tỷ trọng hơn 70% doanh thu du lịch lữ hành của cả nước. Tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn và kết quả kinh doanh của các khu du lịch nghỉ dưỡng biển luôn khả quan. Điều này cho thấy vị thế của du lịch biển đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú tầm cỡ quốc tế vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp lớn đang tập trung phát triển loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương ven biển. Tập đoàn CEO không đứng ngoài xu hướng này và chúng tôi quyết định tập trung đầu tư cho thị trường nhiều tiềm năng này.
Tại sao CEO Group lại lựa chọn đầu tư ở Vân Đồn, Cam Ranh và Phú Quốc?
Ông Trần Đạo Đức: Các địa phương giáp biển luôn dẫn đầu trong nhóm có tỷ lệ doanh thu du lịch cao nhất. Tập đoàn CEO lựa chọn Phú Quốc, Nha Trang và Vân Đồn là những địa điểm đầu tư đầu tiên do đây là các vị trí ven biển đẹp nhất, đại diện cho 3 vùng Bắc - Trung - Nam; điều kiện tự nhiên ưu đãi như bãi biển đẹp, cảnh quan tự nhiên độc đáo, cuốn hút.
Các địa phương này đều được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật tốt, đặc biệt là các sân bay quốc tế lớn.
Đây là những địa danh du lịch có tiếng, cuốn hút du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là gần hoặc thu hút các thị trường lớn với hàng tỷ du khách mỗi năm; nhưng thị trường du lịch mới được khai thác và/hoặc dư địa phát triển còn rất lớn.
Chính quyền các địa phương này cũng cởi mở trong kêu gọi đầu tư. Do đó, chúng tôi đánh giá rất cao tiềm năng phát triển của du lịch cũng như các loại hình bất động sản du lịch biển tại các địa phương này.
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, ngoài các địa phương ven biển, Tập đoàn CEO vẫn tiếp tục đầu tư cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói chung tại các địa phương khác có nhiều tiềm năng, ví dụ như Cần Thơ.
Việc Quốc hội hoãn chưa thông qua luật đặc khu trong kỳ họp vừa qua có ảnh hưởng gì đến kế hoạch đầu tư của Tập đoàn CEO vào Vân Đồn và Phú Quốc hay không?
Ông Trần Đạo Đức: Có, nhưng không nhiều, và không ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục đầu tư của Tập đoàn CEO tại các địa phương này.
Bởi lẽ, như đã nói, Tập đoàn CEO xác định đầu tư vào Phú Quốc hay Vân Đồn là do tiềm năng phát triển thực tế của chính các địa phương này. Đây là các địa điểm thuộc các khu kinh tế ven biển đang được Nhà nước ưu tiên đầu tư nên có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn; điều kiện tự nhiên với bãi biển đẹp và cảnh quan tuyệt vời; đã và đang được đầu tư lớn về hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là sân bay quốc tế, cảng biển,… có thể kết nối quốc tế tới các thị trường hàng tỷ khách du lịch mỗi năm; và tiềm năng phát triển du lịch còn rất lớn.
Do vậy, trên thực tế, Tập đoàn CEO đã và đang tiếp tục đầu tư vào các dự án trọng điểm, xứng tầm với tiềm năng phát triển tại các địa phương này.
Xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào khu vực ven biển?
Ông Trần Đạo Đức: Các khu vực ven biển, trên biển hay các hải đảo thường có nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn có thể dễ dàng biến thành các “thiên đường nghỉ dưỡng” thu hút các nhà đầu tư thứ cấp cũng như du khách sau này.
Tuy nhiên, cũng có khó khăn như vị trí địa lý cùng các yếu tố tự nhiên, khí hậu tương đối khắc nghiệt khiến việc hoàn thiện đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật khá tốn kém, cả về công sức, thời gian, tiền bạc,… Chi phí đầu tư, ví dụ như ở Phú Quốc là cao hơn so với đất liền khoảng 20%. Chi phí bảo dưỡng và vận hành cao; nguồn nhân lực cho các khu du lịch nghỉ dưỡng biển luôn thiếu, đặc biệt là nhân lực có chất lượng chuyên môn và ngoại ngữ.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn của thị trường này vẫn sẽ không khiến các chủ đầu tư có tầm nhìn xa phải chùn bước.
Thực tế kết quả kinh doanh bước đầu của Tập đoàn CEO ở Phú Quốc có như kỳ vọng hay không?
Phú Quốc chính là thị trường quan trọng, đóng góp rất lớn trong sự thành công của Tập đoàn CEO thời gian qua. Trên thực tế, từ năm 2014, Tập đoàn CEO đã lấy Phú Quốc làm điểm tựa chiến lược, các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn, và đã thành công.
Hiện nay, Tập đoàn CEO là một trong ba nhà đầu tư lớn nhất tại Phú Quốc cả về tốc độ triển khai, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả trong kinh doanh, vận hành, khai thác.
Dự án Sonasea Villas & Resort tại Phú Quốc với các hợp phần đã đưa vào khai thác rất thành công, bao gồm Novotel Phu Quoc Resort với 750 phòng khách sạn 5 sao luôn có mức lấp đầy rất cao. Khu biệt thự nghỉ dưỡng Novotel Villas có kết quả kinh doanh rất khả quan. Khu phố đi bộ Sonasea Shopping Center giai đoạn 1 sau khi đưa vào khai thác cũng đã trở thành một trong những điểm “phải đến” với du khách khi ghé thăm Phú Quốc.
Khu căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng Best Western Premier Phu Quoc cũng có kết quả kinh doanh sản phẩm bất động sản rất khả quan. Cuối năm nay, dự án này cũng sẽ được đưa vào vận hành, khai thác du lịch nghỉ dưỡng dưới thương hiệu cao cấp nhất Best Western Premier của tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu Hoa Kỳ - Best Western. Và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự thành công tiếp theo của dự án này tại Phú Quốc.
Xin ông cho biết tại sao CEO Group lựa chọn Accor và Best Western để quản lý và vận hành các khu nghỉ dưỡng ở Phú Quốc và Vân Đồn mà không tự vận hành như một số doanh nghiệp trong nước khác?
Ông Trần Đạo Đức: Tập đoàn CEO lựa chọn chiến lược đứng trên vai người khổng lồ để cung cấp những trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo nhất cho du khách trong và ngoài nước.
Tập đoàn CEO hợp tác với Accor, tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu Châu Âu để vận hành Novotel Phu Quoc Resort và Novotel Villas để hướng tới thị trường châu Âu, đặc biệt là Tây Âu.
Chúng tôi hợp tác với Best Western, tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu Hoa Kỳ để vận hành khu tổ hợp nghỉ dưỡng 5 sao kiểu Mỹ - Best Western Premier Sonasea Phu Quoc để thu hút du khách Mỹ và toàn cầu.
Cần khẳng định rằng, thương hiệu, quy trình quản lý và mạng lưới khách hàng rộng khắp toàn cầu của hai tập đoàn này chính là yếu tố quan trọng thu hút du khách quốc tế có mức chi tiêu cao; chi phí hoạt động được kiểm soát chặt chẽ, giúp tối ưu hoá việc khai thác bất động sản nghỉ dưỡng. Đồng thời, khu nghỉ dưỡng sẽ luôn được bảo trì trong tình trạng tốt nhất, dưới quy trình khắt khe trong việc duy trì chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ thống nhất trên toàn cầu.
Theo ông, đâu là những thách thức đặt ra đối với một chủ đầu tư trong nước khi chọn thương hiệu khách sạn quốc tế để quản lý và vận hành bất động sản du lịch biển?
Ông Trần Đạo Đức: Tiêu chuẩn mà các tập đoàn quản lý khách sạn tầm cỡ quốc tế đưa ra rất khắt khe, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Ngoài tiềm lực tài chính, khả năng triển khai dự án, Tập đoàn CEO đã đầu tư rất kỹ lưỡng từ khâu nghiên cứu thị trường, quy hoạch, thiết kế đến xây dựng dự án, hoàn hảo đến từng chi tiết, trước khi giao cho nhà quản lý, khai thác, vận hành tầm cỡ quốc tế.
Theo ông, công thức nào để một bất động sản du lịch biển thành công cả về đầu tư bất động sản và kinh doanh du lịch?
Ông Trần Đạo Đức: Thứ nhất là vị trí đắc địa tại các địa phương có tiềm năng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp và du khách trong tương lai. Lựa chọn đầu tư đúng thời điểm, trở thành những nhà đầu tư tiên phong.
Tận dụng tối ưu các ưu đãi trong chính sách và sự thông thoáng trong thủ tục đầu tư tại các địa phương.
Thiết lập “team work” tốt nhất: Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, nhà thầu thi công, đơn vị vận hành,… phù hợp với mục tiêu thị trường của dự án.
Đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng theo cam kết, đưa sản phẩm vào vận hành đúng thời điểm nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư cả trong giá trị bất động sản lẫn hiệu quả kinh doanh trong khai thác.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.