'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như VietnamFinance đã thông tin, tại cuộc họp với Bộ Giao thông Vận tải gần đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã đề cập đến những bất cập của trạm thu phí BOT Trường Thịnh đặt tại Km763+800 Quốc lộ 1 qua địa bàn xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
Theo tỉnh, trạm BOT này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Quảng Trị, cũng khiến người dân khu vực cảm thấy bức xúc.
Trước tình hình đó, Bộ Giao thông Vận tải đã gợi ý tỉnh Quảng Trị báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng nguồn ngân sách địa phương hoặc huy động nguồn vốn hợp pháp khác để mua lại quyền thu phí BOT này.
Sau khi được báo chí đăng tải, thông tin nói trên đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi vấn đề mua lại trạm BOT được xem như đi ngược với chủ trương huy động nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Trao đổi với VietnamFinance về thông tin này, bà Nguyễn Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Trường Thịnh, cho hay tính tới thời điểm hiện tại, tập đoàn chưa được UBND tỉnh Quảng Trị đặt vấn đề mua lại dự án.
“Bên tỉnh chưa làm việc trực tiếp với chúng tôi để xem phương án mua lại thế nào, giá cả ra sao. Thực ra với dự án BOT, doanh nghiệp có nghĩa vụ với Bộ Giao thông Vận tải, trực tiếp là Tổng cục Đường bộ. Bởi vậy với việc mua bán, chúng tôi không có quyền định đoạt.
“Còn trong trường hợp xảy ra việc mua bán thật thì giá cả phải dựa trên thương thảo của các bên, sao cho hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, Bộ, tỉnh”, bà Ngọc nói.
Trước quan điểm của tỉnh Quảng Trị về việc trạm BOT nằm giữa TP. Đông Hà và huyện Triệu Phong sẽ là lực cản cho sự phát triển của tỉnh này, bà Ngọc cho rằng vị trí đặt trạm thu phí đã được duyệt và thực tế đã tồn tại được nhiều năm.
“Sự phát triển của tỉnh Quảng Trị liên quan đến tầm nhìn, quy hoạch, định hướng của tỉnh. Những điều này chúng tôi không nắm được. Còn nếu thực sự có diễn biến phức tạp, chúng tôi sẵn sàng làm việc với các bên để đi đến sự hài hòa nhất”, bà Ngọc nhấn mạnh.
Trả lời thêm về việc dự án BOT của Trường Thịnh mới sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng, bà Ngọc lý giải: đường quốc lộ có nhiều phương tiện hạng nặng di chuyển nên dẫn đến hư hỏng. Tuy nhiên, Tập đoàn Trường Thịnh đã và đang tiến hành khắc phục, sửa chữa.
“Chúng tôi đang phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, giám sát rất kĩ, có hư hỏng là cho máy móc ra sửa chữa ngay. Về cơ bản, chúng tôi đang cố gắng hết sức để làm tốt nhất”, bà nói.
Dự án BOT tại tỉnh Quảng Trị do Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh làm nhà đầu tư có tổng mức đầu tư 2.097 tỷ đồng. Dự án gồm 2 đoạn đường với tổng chiều dài 28,8km đường BOT, thời gian thu phí theo hợp đồng khoảng 20 năm.
Về Trường Thịnh, doanh nghiệp này được lập ra vào tháng 11/1994 do ông Võ Minh Hoài làm chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật. Vốn điều lệ tính đến hết năm 2019 đạt 2.109 tỷ đồng.
Ông Võ Minh Hoài nắm sở hữu đại đa số với tỷ lệ 89,2%. Hai cổ đông còn lại là bà Võ Thị Lan Anh 10,7% và ông Lê Tuấn Anh 0,01%.
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy trong giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của Trường Thịnh tăng trưởng khá mạnh mẽ, từ 916 tỷ đồng lên 1.371 tỷ đồng. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty cực mỏng, lần lượt là: 1,2 tỷ đồng, 1,8 tỷ đồng, 5,5 tỷ đồng và 1,1 tỷ đồng.
Về tài sản, trong cùng giai đoạn trên, tổng tài sản của Trường Thịnh tăng đều đặn qua các năm, từ 3.113 tỷ đồng lên 5.170 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng từ 1.961 tỷ đồng lên 3.060 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng từ 1.152 tỷ đồng lên 2.110 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.