Tham vọng 2 dự án điện gió 2.300 tỷ, 'sức khỏe' tài chính của SCI ra sao?
Văn Tuân -
02/06/2025 09:45 (GMT+7)
(VNF) - Công ty Cổ phần SCI (mã CK: S99) là nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện hai dự án điện gió gồm: Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt và SCI Tân Thành tại tỉnh Quảng Trị, với tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.
Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt có tổng mức đầu tư 1.018,5 tỷ đồng, công suất thiết kế 26 MW, đặt tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xác định dự án này thu hút 3 nhà đầu tư đăng ký gồm: Liên danh Công ty CP Ứng dụng và Phát triển Công nghệ Thông tin – Công ty CP Điện gió Adani Phước Minh (Hà Nội); Công ty CP Điện gió Nam Bình (Đắc Nông); và Công ty Cổ phần SCI (Hà Nội).
Loạt dự án điện gió tại Quảng Trị đang mời gọi nhà đầu tư đăng ký thực hiện (Ảnh minh hoạ)
Tương tự, dự án Nhà máy điện gió SCI Tân Thành có tổng mức đầu tư hơn 1.262,5 tỷ đồng, công suất 30 MW, triển khai tại xã Hướng Lộc và xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa). Dự án có 4 nhà đầu tư đăng ký, trong đó có Liên danh Tập đoàn Sao Mai – Europlast Long An, cùng sự góp mặt của SCI.
Điểm đáng chú ý là SCI là doanh nghiệp duy nhất tham gia đấu thầu với tư cách độc lập, không liên danh.
Theo giới thiệu, Công ty Cổ phần SCI có trụ sở tại Hà Nội, thành lập từ năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây lắp các dự án năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, hạ tầng kỹ thuật và giao thông.
Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của SCI (Quý I/2025)
Tính đến cuối quý I/2025, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 1.594,2 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn với 1.506,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả lên tới hơn 1.117 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn.
Kết quả kinh doanh quý I/2025 cho thấy SCI đang đối mặt nhiều khó khăn. Doanh thu thuần đạt 212,8 tỷ đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ 2024. Lợi nhuận gộp chỉ còn 2,2 tỷ đồng, giảm mạnh 65%. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế chuyển từ lãi hơn 3 tỷ đồng (quý I/2024) sang lỗ sâu, tỷ lệ giảm lên tới 749,69%.
Tình hình tài chính SCI 3 năm gần đây (giai đoạn 2022 -2024)
Ba năm gần nhất, kết quả kinh doanh của SCI cũng có dấu hiệu đi xuống. Doanh thu lần lượt đạt 1.787 tỷ đồng (2022), 1.622 tỷ đồng (2023) và 1.402 tỷ đồng (2024). Lợi nhuận trước thuế năm 2024 chỉ còn 67 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức 123,6 tỷ đồng của năm 2023.
Việc SCI chủ động “một mình một ngựa” tham gia đấu thầu hai dự án điện gió lớn tại Quảng Trị cho thấy tham vọng mở rộng hiện diện trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, sức khỏe tài chính sụt giảm và mức nợ cao có thể là trở ngại lớn nếu không có chiến lược tài chính hiệu quả trong giai đoạn tới.
(VNF) - Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam mang đậm dấu ấn Nhật Bản với sự hiện diện của hàng loạt thương hiệu lớn. Không chỉ mang theo vốn đầu tư và công nghệ, các doanh nghiệp điện tử Nhật còn đóng vai trò quan trọng trong định hình chuỗi cung ứng, đào tạo nhân lực và phát triển công nghiệp hỗ trợ nội địa.
(VNF) - Mới đây, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Danh mục 23 dự án điện lực với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 40.000tỷ, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.
(VNF) - Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư cho dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng Phân khu B - Khu công nghiệp Nam Thăng Bình. Dự án có vốn đầu tư 3.400 tỷ đồng, do một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn BIN Corporation làm chủ đầu tư.
(VNF) - Ông Trần Bá Dương cho biết Thaco có thể đáp ứng tối thiểu 159.120 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,26 tỷ USD và có thể đến 20% tổng vốn đầu tư của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
(VNF) - Dự án Bến cảng lỏng/khí hơn 5.400 tỷ đồng nhằm phục vụ kho dự trữ LNG, LPG tại Khu bến Liên Chiểu được Đà Nẵng bổ sung vào danh mục thu hút đầu tư.
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
(VNF) - Nhật Bản là nhà đầu tư có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, với sự hiện diện dày đặc của các tên tuổi như Toyota, Honda, Suzuki, Mazda và Mitsubishi. Không chỉ cạnh tranh thị phần, các hãng còn âm thầm triển khai chiến lược nội địa hóa, phát triển chuỗi cung ứng...
(VNF) - Có 4 nhà đầu tư tên tuổi lớn trong lĩnh vực năng lượng đã đăng ký thực hiện dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị Win 1, trong đó có liên danh của ông chủ Tập đoàn Adani (Ấn Độ) – người giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của thế giới đăng ký thực hiện.
(VNF) - Hơn 4.000 MW điện mặt trời và điện gió đã xây dựng xong nhưng chưa được ký hợp đồng mua bán điện (PPA) hoặc bị cắt giảm công suất thường xuyên do không giải tỏa được lưới.
(VNF) - Hòa Phát vừa ký hợp đồng hợp tác với đối tác Đức về cung cấp công nghệ, dây chuyền, dự kiến cho xuất xưởng sản phẩm thép ray cao tốc đầu tiên trong quý I/2027.
(VNF) - Dự án mở rộng cao tốc La Sơn – Hòa Liên dài 65km với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng vừa được khởi công, nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Huế và Đà Nẵng theo quy hoạch cao tốc Bắc – Nam.
(VNF) - Phủ sóng trên mọi lĩnh vực từ công nghiệp chế tạo đến bán lẻ, bất động sản và ngân hàng, các doanh nghiệp Nhật Bản đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Với hơn 5.500 dự án và gần 80 tỷ USD vốn đầu tư, Nhật Bản đang gia tăng hiện diện không chỉ về lượng vốn mà cả chất lượng công nghệ và mô hình quản trị một cách đậm nét trên bản đồ kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Sóc Trăng đang tăng tốc phát triển công nghiệp với hàng loạt khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) quy mô lớn được quy hoạch và mở rộng, tiêu biểu là KCN Phú Mỹ 1.500ha. Các dự án nghìn tỷ đồng này hứa hẹn tạo cú hích cho tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương.
(VNF) - Dự án Khu đô thị Thiên Đường Sông Khoai tại xã Sông Khoai và phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh đang kêu gọi nhà đầu tư thực hiện dự án.
(VNF) - Theo TS Lê Hải Hưng, nếu không chuẩn bị sớm để tham gia vào thị trường carbon, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội. Trước tiên là cơ hội xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM). Chậm chân hơn nữa, Việt Nam có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng xuất khẩu cho thị trường có quy định này”, ông Hưng cảnh báo.
(VNF) - Thống đốc NHNN từng thừa nhận, việc thúc đẩy dòng vốn vào lĩnh vực xanh còn nhiều trở ngại, trong đó đáng kể nhất là việc các tổ chức tín dụng gặp khó do chưa có hướng dẫn cụ thể về phân loại xanh. Việc chậm ban hành danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia đang cản trở dòng vốn đầu tư vào các dự án xanh, bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tùng Anh – Giám đốc Dịch vụ Tài chính bền vững, FiinRatings.
(VNF) - Nếu chậm trễ chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí tuân thủ tăng cao khi các quy định quốc tế chính thức có hiệu lực. Rủi ro mất thị trường là hiện hữu nếu doanh nghiệp không kịp thích ứng với các yêu cầu về CBAM, ESG hay các quy định chống biến đổi khí hậu từ đối tác toàn cầu.
(VNF) - Phú Yên đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu công nghiệp Hòa Tâm (giai đoạn 1) với tổng vốn hơn 4.188 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp chuyên ngành luyện kim do một công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát làm chủ đầu tư.
(VNF) - Sự phát triển đường sắt cao tốc trên thế giới không chỉ phản ánh trình độ công nghệ của mỗi quốc gia mà còn cho thấy tầm nhìn chiến lược về kết nối, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
(VNF) - Ban quản lý vịnh Hạ Long vừa tạm dừng hợp đồng về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên vịnh Hạ Long đối với tàu du lịch Thịnh An 88, QN-8618.
(VNF) - Dù tín dụng xanh đang ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 21% mỗi năm nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa có động thái rõ nét trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.
(VNF) - Để mở rộng cao tốc Bắc – Nam, Đèo Cả cho biết sẽ chủ động thu xếp tài chính từ các nguồn vốn hợp pháp trong nước, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
(VNF) - Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam mang đậm dấu ấn Nhật Bản với sự hiện diện của hàng loạt thương hiệu lớn. Không chỉ mang theo vốn đầu tư và công nghệ, các doanh nghiệp điện tử Nhật còn đóng vai trò quan trọng trong định hình chuỗi cung ứng, đào tạo nhân lực và phát triển công nghiệp hỗ trợ nội địa.
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.