Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 24/2/2022, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã được khởi động. Cuộc giao tranh đã thúc đẩy căng thẳng địa chính trị và chạy đua vũ trang giữa lúc tình hình kinh tế toàn cầu còn ảm đạm.
Theo ước tính thương vong được Mỹ công khai vào cuối tháng 11 năm ngoái, con số thương vong tại riêng mỗi nước đã lên tới hàng trăm nghìn người. Ước tính, có khoảng hơn 42.000 người tử vong, gần 60.000 người bị thương, khoảng 14 triệu người đã phải di dân. Cuộc chiến cũng tiêu tốn khoảng 350 tỷ USD, theo số liệu tổng hợp bởi Reuters.
Tất nhiên, mọi con số thống kê vào thời điểm này đều mang tính biểu trưng và có thể sai lệch, bởi thông tin thương vong được báo cáo bởi chính phủ cả 2 quốc gia thường bị cho là không trung thực.
Vào ngày 22/1, trên đài truyền hình Nauy, ông Eirik Kristoffersen, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy, chia sẻ số liệu ước tính từ quốc gia này: “Dự đoán rằng Nga đã mất đi 180.000 người, tính cả số người từ vong và bị thương. Song song, quân đội Ukraine đã thiệt hại trên dưới 100.000 người, cùng với 30.000 dân thường thiệt mạng do ảnh hưởng từ chiến dịch”.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã xác minh tổng cộng 8.006 dân thường thiệt mạng trong cuộc chiến, tính từ ngày 24/2/2022 đến ngày 15/2/2023. Ngoài ra, có 13.287 người được báo cáo là đã bị thương. Tuy nhiên, OHCHR đã xác định rằng con số thực có thể cao hơn. Số người chết cao nhất được ghi nhận vào tháng 3/2022 là hơn 3.900 người.
Trước năm 2022, Nga chiếm 42.000 km2 lãnh thổ Ukraine ( bao gồm Crimea, và một phần Donetsk và Luhansk), và đã chiếm thêm 119.000 km2 sau chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu ngày 24/2/2022. Tổng cộng, đến cuối tháng 10/2022, Moscow chiếm khoảng 161.000 km2 hay gần 27% lãnh thổ Ukraine.
Tuy nhiên, đến ngày 11/11/2022, Viện Nghiên cứu Chiến tranh tính toán rằng các lực lượng Ukraine đã giải phóng khoảng 74.443 km2 khỏi sự chiếm đóng của Nga, nên thời điểm hiện tại Điện Kremlin chỉ còn kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ Ukraine.
Chiến sự kéo dài khiến GDP của Ukraine ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1991. Trong khi đó, trái ngược với dự đoán của giới phân tích, kinh tế Nga vẫn khá vững vàng sau những lệnh trừng phạt liên tiếp từ phương Tây.
Trước khi xảy ra chiến sự, nền kinh tế Ukraine đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ nợ trên GDP dưới 50% và thâm hụt ngân sách chỉ ở mức 3,5%. Nhưng cuộc chiến xảy ra ngày 24/2 đã làm thay đổi toàn bộ cục diện.
Ukraine từ một quốc gia có các chỉ số tài chính ổn định và đầy hứa hẹn trở thành một quốc gia có mức suy giảm kinh tế nghiêm trọng: trong năm 2022, GDP giảm hơn 30% - mức giảm mạnh nhất kể từ khi Ukraine giành được độc lập ba thập kỉ trước, thâm hụt ngân sách gần 27% GDP, hàng trăm doanh nghiệp và ngành công nghiệp buộc phải ngừng hoạt động.
Theo công bố của Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, chi tiêu cho quốc phòng của quốc gia Đông Âu này trong năm 2022 chiếm tới 32,5% GDP (khoảng 42 tỷ USD). Trong năm nay, Ukraine dự tính sẽ chi tới 50% ngân sách nhà nước cho an ninh, quốc phòng.
Cuộc chiến dai dẳng cũng gây thiệt hại lớn cho các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Ukraine. Về nông nghiệp, sản lượng thu hoạch lúa mì của Ukraine đã giảm từ 32,5 triệu tấn vào năm 2021 xuống còn 26,6 triệu tấn vào năm 2022 (1/4 trong số này nằm trong khu vực bị Nga chiếm đóng).
Tháng 9 năm 2022, cuộc khảo sát về tổn thất cơ sở hạ tầng của Trường Kinh tế Kiev (KSE) đã ước tính thiệt hại đối với đường, cầu, nhà cửa, trường học, bệnh viện và đất canh tác ở Ukraine là 127 tỷ USD. KSE cũng ước tính thiệt hại về vật chất của các doanh nghiệp Ukraine là 13 tỷ USD, trong khi các thiệt hại khác như mất thị trường hoặc kênh phân phối là hơn 33 tỷ USD.
Các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vẫn diễn ra không ngừng nghỉ trên khắp Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc thiệt hại kinh tế của quốc gia này sẽ còn tiếp tục tăng. Theo tính toán, thâm hụt ngân sách nhà nước của Ukraine sẽ lên tới 38 tỷ USD trong năm 2023.
Trước “chiến dịch quân sự đặc biệt”, với ưu thế địa lý và lực lượng lao động dồi dào, Nga có nền kinh tế thị trường phát triển: đứng thứ 11 theo GDP danh nghĩa, đứng thứ 6 toàn cầu theo GDP sức mua (PPP). Sau khi đối mặt với giao tranh kéo dài cùng những lệnh trừng phạt từ phương Tây, siêu cường năng lượng vẫn có những chỉ số khá ổn định.
Theo ước tính đồng thuận của Bloomberg, trong năm 2022, GDP của Nga chỉ giảm 3%, lạm phát ở mức cao (13,8%) nhưng không tệ hơn nhiều quốc gia phương Tây. Dù chịu nhiều hạn chế do lệnh trừng phạt, nhưng Nga cũng chỉ ghi nhận mức thâm hụt ngân sách là 2% trong năm 2022. Thậm chí, tỷ lệ thất nghiệp chính thức còn giảm xuống ở mức 4%, thấp hơn 0,8% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, nhiều nhà nhà kinh tế cảnh báo rằng, những số liệu thống kê có vẻ khả quan trên khó có thể duy trì được lâu bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn đang diễn ra và gây ảnh hưởng lớn cho Nga.
Đầu cuộc chiến, Nga vẫn được hưởng lợi khi giá năng lượng leo thang do chiến tranh. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tác động của các lệnh cấm vận năng lượng và việc áp giá trần đối với dầu thô của Nga đã phát huy tác dụng. Bộ Tài chính Nga cho biết giá dầu Urals của quốc gia này đã giảm 42% trong 12 tháng qua. Trong mười tháng đầu năm ngoái, doanh thu từ dầu khí đã giúp ngân sách liên bang của Nga tăng thêm khoảng 1 nghìn tỷ rúp (13,4 tỷ USD) mỗi tháng. Tuy nhiên, khoản đóng góp đó đã giảm xuống còn khoảng 900 tỷ rúp (12 tỷ USD) vào tháng 11 và 12. Vào tháng 1 năm nay, nó chỉ còn là 425 tỷ rúp (5,7 tỷ USD).
Giống với Ukraina, Nga cũng không ngừng tăng chi tiêu cho quốc phòng. Liên bang đã tăng 23% vào năm 2022, lên hơn 66 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng thêm 6% trong năm nay. Điện Kremlin sẽ cung cấp cho quân đội gần như tất cả những gì họ kiếm được từ việc bán năng lượng.
Ngày 20/2, sau hành trình di chuyển đầy bí mật, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có mặt tại Kiev để gặp gỡ người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenski. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, chuyến thăm kéo dài 10 tiếng của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm “tái khẳng định cam kết vững chắc và kiên định của Mỹ đối với nền dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
Hai nhà lãnh đạo đồng cấp đã cùng nhau xuất hiện từ Nhà thờ St Michael, một trong quần thể các tòa nhà tôn giáo ở trung tâm cổ kính của thành phố, đi dạo một quãng ngắn và tới Cung điện Mariinsky, có những cuộc trò chuyện xung quanh cuộc chiến sự khi nó tiến dần tới cột mốc 1 năm.
Trong chuyến thăm, TT Biden đã công bố gói hỗ trợ mới trị giá 500 triệu USD cho Kiev, cho biết gói này sẽ bao gồm nhiều thiết bị quân sự hơn, chẳng hạn như đạn pháo. Tuy nhiên, lần hỗ trợ này không bao gồm các vũ khí tiên tiến mới. Tổng thống Mỹ cũng hứa hẹn các biện pháp trừng phạt mới sẽ được áp dụng đối với Moscow vào cuối tuần này.
Các quan chức Mỹ đã bày tỏ hy vọng rằng dòng vũ khí khổng lồ tới Ukraine - bao gồm các phương tiện mới, tên lửa tầm xa hơn và hệ thống phòng không Patriot - có thể giúp Ukraine chiếm ưu thế trên chiến trường và có thể nhanh chóng tiến tới đàm phán chấm dứt chiến sự.
Thông qua chuyến đi ngắn tới Ukraine, Tổng thống Biden nhấn mạnh thông điệp rằng Mỹ sẵn sàng gắn bó với Ukraine “miễn là đủ” để đẩy lùi các lực lượng Nga. Về phía Tổng thống Ukraine, ông Zelenski ca ngợi đây là chuyến thăm "mang tính biểu tượng" từ một "đồng minh hùng mạnh", đồng thời đề nghị thêm viện trợ từ các quốc gia phương Tây và Mỹ.
Ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang, nhằm đưa ra một số nhận xét quan trọng nhất về "chiến dịch quân sự đặc biệt" đã bắt đầu vào ngày 24/2/2022. Đây là bài phát biểu cấp quốc gia đầu tiên của ông Putin kể từ thời điểm ông quyết định công nhận lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.
Mở đầu bài phát biểu, ông Putin nêu lý do tại sao Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, cáo buộc phương Tây và NATO công khai nói về việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine trước cuộc chiến quân sự. Tổng thống Nga cáo buộc phương Tây “chơi trò bẩn thỉu” với người dân và với Ukraine.
Tổng thống Nga cho biết Moscow sẵn sàng đối thoại với phương Tây và cởi mở với một hệ thống an ninh bình đẳng, nhưng “đáp lại, chúng tôi nhận được những câu trả lời không trung thực” và các hành động cụ thể nhằm mở rộng NATO và triển khai các hệ thống chống tên lửa mới ở châu Âu.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tại Ukraine cho đến khi Nga đạt được các mục tiêu của mình và đe dọa sẽ phản ứng dữ dội nếu Mỹ và các đồng minh cung cấp tên lửa tầm xa cho chính phủ ở Kiev.
“Chúng tôi sẽ hoàn thành các nhiệm vụ được đặt ra từng bước, cẩn thận và nhất quán”, bởi vì Nga đang chiến đấu vì 'vùng đất lịch sử' của mình ở Ukraine", ông Putin nói với Quốc hội Nga và các quan chức hàng đầu ở Moscow.
Trong bài phát biểu, ông Putin cũng dành thời gian để nói về các vấn đề kinh tế trong nước và tuyên bố rằng những bất ổn kinh tế dự kiến do phương Tây “đánh cắp” dự trữ ngoại hối của Nga đã không thành hiện thực.
Theo ông Putin, GDP của Nga năm 2022 chỉ giảm 2,1%, theo dữ liệu mới nhất, bất chấp các dự đoán của phương Tây về mức giảm tới 20%. Tổng thống Nga cũng cho biết chính phủ đã rót hơn 1.000 tỷ ruble (hơn 13 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây lan rộng. Thông qua bài phát biểu thường niên, Tổng thống kêu gọi chính phủ đưa nền kinh tế đến những biên giới phát triển mới.
Ông Putin cũng tuyên bố Moscow sẽ không còn tham gia vào hiệp ước hạt nhân cuối cùng còn lại giữa Nga và Mỹ, tức hiệp ước New START.
Giải thích về quyết định này, ông Putin lưu ý rằng thỏa thuận ban đầu được soạn thảo trong những hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, khi Nga và Mỹ không coi nhau là đối thủ. Tuy nhiên, giờ đây, theo Tổng thống Nga, không chỉ Mỹ đưa ra tối hậu thư cho Nga, mà bản thân NATO về cơ bản cũng đã nộp đơn xin trở thành một phần của hiệp ước.
Ông Putin cho biết các thành viên khối NATO hiện đang yêu cầu thanh tra các cơ sở chiến lược của Nga, đồng thời lưu ý rằng yêu cầu thanh tra các cơ sở hạt nhân của phương Tây theo hiệp ước của Moscow cũng bị từ chối.
Ông Putin lưu ý rằng Mỹ tiếp tục khăng khăng duy trì quyền bá chủ, trong khi các đối tác NATO công khai thừa nhận rằng họ muốn gây ra một thất bại chiến lược đối với Nga.
“Nga không thể bỏ qua điều này. Chúng ta không thể cho phép mình bỏ qua điều này”, ông Putin nói.
Ngày 24/2, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng thuận về gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga, bao gồm hạn chế xuất khẩu và kiểm soát công nghệ chặt chẽ hơn, cũng như yêu cầu các ngân hàng báo cáo thông tin về Ngân hàng Trung ương Nga và các tài sản bị trừng phạt khác mà họ nắm giữ.
Cụ thể, các hạn chế của EU nhắm mục tiêu kiểm soát xuất khẩu đối với nhiều công nghệ, linh kiện điện tử được sử dụng trong các thiết bị như máy bay không người lái, tên lửa, trực thăng và cho các mục đích quân sự khác, cũng như hạn chế xuất khẩu xe hạng nặng cho Nga.
EU cũng áp đặt các biện pháp chống lại các cá nhân và tổ chức hỗ trợ chiến tranh, truyền bá tuyên truyền hoặc vận chuyển máy bay không người lái do Nga sử dụng. Trong đó, khối trừng phạt 7 thực thể của Iran, bao gồm cả những thực thể có liên quan đến Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, áp đặt các hạn chế thương mại đối với việc cung cấp máy bay không người lái của Tehran cho Nga.
Các biện pháp mới của EU được đưa ra trong bối cảnh thúc đẩy thực thi tốt hơn các biện pháp trừng phạt hiện có và trấn áp các công ty lách luật. Một nhóm các quốc gia thành viên đang thúc giục khối tăng cường "đánh" những nước giúp Nga lách lệnh trừng phạt, bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp thương mại.
Ngoài ra, Mỹ và các quốc gia thuộc G-7 sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới và một đợt trừng phạt mới đối với Nga, Nhà Trắng cho biết trước đó vào thứ Sáu. Các biện pháp này sẽ trừng phạt các ngành công nghiệp quốc phòng và năng lượng của Nga, các tổ chức tài chính và hơn 200 cá nhân.
Xem thêm >> Trước thềm 1 năm chiến sự Nga - Ukraine: Ông Putin tuyên bố chưa dừng lại, đình chỉ hiệp ước hạt nhân với Mỹ
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.