Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hãng tin Financial Times mới đây dẫn báo cáo thu nhập và ước tính do S&P Global Commodity Insights thực hiện cho thấy tổng lợi nhuận ròng của các tập đoàn dầu khí có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ đạt 200,24 tỷ USD trong quí II và quý III vừa qua, đánh dấu mức lợi nhuận kỷ lục của ngành trong vòng 6 tháng.
Con số này bao gồm lợi nhuận của các tập đoàn lớn và các công ty có quy mô trung bình cũng như các nhà khai thác dầu đá phiến độc lập nhỏ hơn.
Theo dự đoán của Hassan Eltorie, Giám đốc bộ phận nghiên cứu vốn cổ phiếu ngành khai thác dầu khí tại S&P Global Commodity Insights, ngành dầu khí Mỹ có thể ghi nhận mức doanh thu kỷ lục trong năm nay.
Mới đây, “ông lớn” dầu khí Exxon Mobil của Mỹ ngày 28/10 báo cáo doanh thu quý III đạt hơn 112 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, và lợi nhuận ròng đạt 19,66 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Trong khi đó, tập đoàn Chevron cũng ghi nhận lợi nhuận kỷ lục hơn 11 tỷ USD và tập đoàn San Ramon đạt doanh thu 66,64 tỷ USD.
Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 31/10, chỉ một tuần trước khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ trích các công ty dầu khí lớn đang thu khoản lợi nhuận "khổng lồ" nhờ giá năng lượng tăng phi mã, trong khi người dân Mỹ phải vật lộn với giá xăng tăng vọt trong những tháng gần đây.
Giá năng lượng cao cũng ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và bán lẻ, khiến họ phải tăng giá thành sản phẩm, tác động trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng.
Theo Tổng thống Mỹ, lợi nhuận của các công ty trong ngành là “sự may mắn bất ngờ” đến từ chiến tranh, ám chỉ cuộc chiến đang diễn ra tại Ukraine, và khuyến khích các công ty dầu khí hành động để thay đổi tình trạng này.
Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định rằng: "Đã đến lúc các công ty này ngừng trục lợi từ chiến tranh" và cảnh báo có thể áp mức thuế cao hơn cho phần lợi nhuận vượt quá của các công ty dầu khí. Một vài hạn chế khác cũng đang được cân nhắc.
Không chỉ ngành dầu khí, doanh thu bán vũ khí quân sự của Mỹ ở châu Âu cũng tăng vọt nhờ cuộc chiến kéo dài của Nga ở Ukraine, lên tới hơn 82 tỷ USD.
Kể từ cuối tháng 2, sau khi Nga “động binh” với Ukraine, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết tăng cường kho vũ khí của họ với ngân sách khoảng 230 tỷ USD. Riêng Đức nâng kế hoạch hiện đại hóa quân đội lên mức 100 tỷ USD trong năm 2022.
Châu Âu hiện được coi là một điểm nóng cho ngành buôn bán vũ khí của Mỹ. Ở nhiều nước châu Âu, hơn một nửa chi tiêu quân sự gần đây thuộc về các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ.
Xem thêm >> Twitter: Loạt khách hàng 'quay lưng' sau khi Elon Musk tiếp quản, doanh thu giảm mạnh
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.