'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo trang worldometers.info, tính đến ngày 17/9, toàn thế giới hiện đã ghi nhận 616,6 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 3,2 triệu ca nhiễm mới được ghi nhận trong 7 ngày vừa qua, giảm 11% so với mức 3,6 triệu ca ghi nhận trong tuần trước.
Trong tuần từ ngày 11 – 17/9, quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất vẫn là Nhật Bản với hơn 605.000 ca, theo sau là Hàn Quốc (382.353 ca) và Nga (363.744 ca). Châu lục có số ca nhiễm nhiều nhất trong tuần là châu Á với hơn 1,5 triệu ca. Một châu lục khác cũng ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm là châu Âu, với những quốc gia tâm điểm lần lượt là Nga, Đức, Pháp và Italy.
Trong báo cáo hằng tuần mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, WHO thông báo số ca mắc mới và tử vong vì Covid-19 trong tuần gần nhất đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020, khi tổ chức này tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ví cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay giống như cuộc chạy marathon và đây là giai đoạn nước rút, là lúc thế giới phải chạy nhanh hơn để đảm bảo có thể cán đích và đạt thành quả sau thời gian dài nỗ lực. Hôm 14/9, ông cũng nhận định thế giới đang ở thời điểm thuận lợi nhất để chấm dứt đại dịch.
Mặc dù vẫn đang duy trì vị trí quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất thế giới trong nhiều tuần, Nhật Bản mới đây đã bắt đầu cân nhắc các biện pháp để nới lỏng dần việc mở cửa đón du khách quay trở lại du , cân bằng giữa kiểm soát dịch và phục hồi ngành kinh tế quan trọng trong nước.
Tại Trung Quốc, nước này trong tuần qua đã ghi nhận nhiều ngày có số ca mắc mới dưới 1.000 ca, báo hiệu những dấu hiệu tích cực trong việc chống lại dịch bệnh. “Siêu đô thị” Thành Đô, thành phố với 21 triệu dân bị phong toả hơn 2 tuần qua, đã có dấu hiệu nới lỏng phong toả từ ngày 15/9 vừa qua.
Theo chính quyền thành phố, những người có kết quả xét nghiệm Covid âm tính trong 24 giờ sẽ được phép trở lại làm việc, các trung tâm giao thông và siêu thị sẽ mở cửa trở lại. Dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng cũng sẽ hoạt động trở lại, nhưng các địa điểm vui chơi giải trí trong nhà và trường học vẫn sẽ đóng cửa.
Trong báo cáo mới nhất được công bố hôm 15/9 về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, WB dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm xuống 0,5% vào năm 2023, tức giảm 0,4% tăng trưởng tính theo đầu người, đồng nghĩa với việc kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trong toàn cầu đang tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ một cách đồng bộ nhằm kiềm chế mức lạm phát đang gia tăng mạnh mẽ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, theo WB, những biện pháp này chưa đủ khả năng để kiềm chế lạm phát, mà còn khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và khu vực eurozone đã ghi nhận mức tăng trưởng chậm lại đáng kể, tạo ra một "tác động vừa phải đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm tới và có thể đẩy nó vào suy thoái", WB cho hay.
Theo WB, nền kinh tế toàn cầu hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm nhất sau giai đoạn phục hồi hậu suy thoái kể từ năm 1970.
Chủ tịch WB David Malpass cho biết: “Tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại mạnh mẽ, và còn có khả năng chậm hơn nữa khi nhiều quốc gia rơi vào suy thoái”.
Đồng thời, ông David bày to lo ngại rằng những xu hướng này sẽ còn kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Theo Chủ tịch WB, để tránh khỏi khả năng suy thoái, các nhà hoạch định chính sách có thể chuyển trọng tâm từ giảm giá tiêu dùng sang thúc đẩy sản xuất, bao gồm nỗ lực đầu tư và tăng năng suất.
Lời cảnh báo mới nhất về suy thoái của WB có nội dung tương tự với cảnh báo được Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra hồi tháng 7, khi IMF hạ cấp dự báo năm 2022 về tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ 3 trong năm nay.
Giới chứng khoán Mỹ vừa trải qua 1 tuần đầy biến động, khi các chỉ số chính S&P 500 và Nasdaq ghi nhận mức giảm hàng tuần tính theo tỷ lệ phần trăm tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2022 do tỷ lệ lạm phát tăng cao, lo ngại Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất và những dự báo ảm đạm về suy thoái toàn cầu.
Trong phiên đầu tuần 12/9, chứng khoán Mỹ tăng điểm giữa bối cảnh đồng USD suy yếu và niềm tin ngày càng tăng rằng lạm phát đã đạt đỉnh, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 229,63 điểm (tương đương 0,71%) lên 32.381,34 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1,06% lên 4.110,41 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng 1,27% lên 12.266,41 điểm.
Tuy nhiên, ngày 13/9, sau khi Cục thống kê Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 8, cho thấy tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong tháng tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 0,1% so với chỉ số 8,5% ghi nhận trong tháng 7, gây ra một đợt bán tháo mạnh ở Phố Wall.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 800 điểm, kết thúc phiên thấp hơn gần 4%, ở mức 31.104,97; S&P giảm 4,3% xuống 3.932,69 và chỉ số Nasdaq công nghệ nặng giảm hơn 5% khi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do lo ngại lo ngại Fed sẽ phải hành động quyết liệt hơn để ứng phó với lạm phát.
Trong các phiên 14-15/9, mặc dù có phục hồi, song do đợt bán tháo hôm 13/9 quá mạnh mẽ và những ảnh hưởng do cuộc đình công trong ngành đường sắt Mỹ gây ra, đi kèm với báo cáo của World Bank về khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu, cả ba chỉ số chính tiếp tục kéo dài đà giảm.
Chỉ số S&P 500 giảm 1,1% xuống 3.901,35 điểm, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 1,4% xuống 11.552,36 điểm, còn chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,6% xuống 30.961,82 điểm.
Với mức giảm ghi nhận trong phiên 16/9, nhìn chung trong tuần qua chỉ số Dow giảm 4,1% trong khi S&P 500 tụt 4,8% và Nasdaq Composite mất 5,5%.
Chiều 15/9, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã được khai mạc tại Samarkand (Uzbekistan) với sự tham dự của 8 nguyên thủ quốc gia gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan và 4 nước Trung Á thuộc Liên Xô trước đây là Kazakhstan, Kyrgyzstan,Tajikistan, Uzbekistan.
Hội nghị thượng đỉnh SCO lần thứ 22 tại Samarkand năm nay được cả thế giới đặc biệt chú ý bởi tại đây lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc trực tiếp gặp nhau kể từ khi Điện Kremlin bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine. Cuộc gặp này có tầm quan trọng đặc biệt nếu tính đến những đặc điểm của tình hình quốc tế hiện nay.
Sau 2 ngày làm việc, lãnh đạo các quốc gia thành viên SCO đã ký tuyên bố chung, được gọi là Tuyên bố Samarkand, trong đó kêu gọi tạo ra thị trường năng lượng quốc tế minh bạch và giảm bớt các rào cản thương mại hiện hành nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
Ngoài ra, hội nghị cũng đạt được nhiều văn kiện và tuyên bố về bảo vệ an ninh lương thực toàn cầu, an ninh năng lượng quốc tế, đối phó với biến đổi khí hậu và duy trì chuỗi cung ứng an toàn, ổn định và đa dạng.
Cũng tại hội nghị, các nước thành viên đã ký Bản ghi nhớ về nghĩa vụ tư cách thành viên SCO của Iran. Hội nghị đã bắt đầu tiến hành các thủ tục để Belarus gia nhập SCO, đồng thời công bố Ấn Độ là nước giữ chức Chủ tịch luân phiên SCO trong năm 2022-2023.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh SCO lần thứ 22, các nhà lãnh đạo các nước thành viên đã tiến hành các cuộc hội đàm song phương và đa phương quan trọng, trong đó có cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hôm 16/9, Giám đốc Điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ), ông David Beasley cảnh báo thế giới đang phải đối mặt với “tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp toàn cầu ở mức độ chưa từng có”.
Theo ông David, 345 triệu người tại 82 quốc gia có nguy cơ bị thiếu đói và 70 triệu người bên bờ vực của nạn đói. Con số này gấp 2,5 lần so với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 vào năm 2020.
Giám đốc Điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới cho biết điều vô cùng đáng lo ngại là 50 triệu người tại 45 quốc gia đang bị suy dinh dưỡng cấp tính và đang “chạm ngõ nạn đói”.
“Những điều từng là một làn sóng đói bây giờ đã là một cơn sóng thần”, ông Beasley nói, đồng thời chỉ ra rằng tình trạng xung đột gia tăng, đặc biệt là chiến sự Nga – Ukraine, biến đổi khí hậu và nền kinh tế tăng trưởng chậm đã khiến thế giới tiến gần nạn đói hơn bao giờ hết.
Ông Beasley cho biết, kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra cuối tháng 2, chi phí lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng cao đã khiến 70 triệu người đến gần với nạn đói. Mặc dù đã có thỏa thuận hồi tháng 7 cho phép vận chuyển ngũ cốc của Ukraine từ ba cảng ở Biển Đen bị Nga phong tỏa và tiếp tục nỗ lực đưa phân bón của Nga quay trở lại thị trường toàn cầu, vẫn có “nguy cơ thực sự nguy hiểm về nạn đói trong năm nay”.
“Và vào năm 2023, cuộc khủng hoảng giá lương thực hiện tại có thể phát triển thành cuộc khủng hoảng về khả năng cung cấp lương thực nếu chúng ta không hành động”, theo ông David Beasley.
Xem thêm >> ‘Nền kinh tế Nga không thể trở lại mức trước chiến sự trong thập kỷ này’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.