'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 10/9, toàn thế giới hiện có hơn 613 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 591 triệu ca đã phục hồi và 6,5 triệu ca tử vong. Dịch bệnh hiện vẫn đang hoành hành tại 228 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 453.826 ca nhiễm và 1.581 ca tử vong do Covid-19. Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới với 112.404 trường hợp.
Trong vòng 7 ngày qua, số ca Covid-19 được ghi nhận toàn cầu là 3,4 triệu ca, giảm 21% so với mức 4,3 triệu ca của tuần trước. Ba quốc gia có số ca nhiễm đứng đầu thế giới là Nhật Bản (789.736 ca), Hàn Quốc (516,524 ca) và Mỹ (378,832 ca).
Xét theo khu vực, châu Á vẫn là lục địa có số ca nhiễm mới nhiều nhất trong 7 ngày qua, với tổng số hơn 1,7 triệu ca, theo sau là châu Âu với hơn 1 triệu ca và châu Mỹ với hơn 500.000 ca.
Tuần này, số ca nhiễm Covid-19 mới trên toàn thế giới và các quốc gia có xu hướng giảm sau nhiều tuần tăng liên tiếp, báo hiệu đã qua đỉnh dịch của đợt bùng dịch. Tuy nhiên, xu hướng này dường như không xảy ra tại Trung Quốc, do số ca mới của nước này tiếp tục tăng và nhiều thành phố bị gia hạn phong toả, ví dụ như Thành Đô.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 9/9 cũng tuyên bố nước này sẽ siết chặt các phương thức di chuyển nội địa từ ngày 10/9 đến hết tháng 10. Theo đó, mọi hành khách đi máy bay, tàu hỏa, xe khách và phà liên tỉnh sẽ phải có kết quả chứng nhận âm tính PCR trong vòng 48 giờ.
Ủy ban Y tế Trung Quốc cũng kêu gọi người dân hạn chế di chuyển trong các dịp lễ, đặc biệt trong dip Trung thu, khi người dân nước này được nghỉ 3 ngày từ 10/9 và nghỉ 1 tuần nhân dịp Quốc khánh từ 1-7/10.
Làn sóng dịch bệnh thứ 5 tại đặc khu hành chính Hong Kong cũng đang bùng phát mạnh trở lại. Vì vậy, ngày 8/9, nhà chức trách đã quyết định hạ độ tuổi tối thiểu áp dụng "hộ chiếu vaccine" từ 12 xuống 5 tuổi.
Tại Nhật Bản, quốc gia đã đứng đầu thế giới nhiều tuần vì số ca nhiễm mới, Chính phủ vừa quyết định rút ngắn thời gian cách ly đối với những người mắc Covid-19.
Cụ thể, thời gian cách ly đối với người mắc Covid-19 có triệu chứng sẽ giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày, và có thể ra ngoài địa điểm cách ly 24 sau khi các triệu chứng được cải thiện. Với những người nhiễm bệnh không triệu chứng, thời gian cách ly sẽ giảm từ 7 ngày xuống còn 5 ngày với điều kiện có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5. Các đối tượng này cũng được phép đi ra ngoài để mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Indonesia sẽ chuyển từ việc coi Covid-19 là đại dịch sang giai đoạn coi đây là bệnh thông thường từ năm 2023 dựa vào tình hình dịch bệnh từ nay đến cuối năm. Giới chức y tế Indonesia cho biết, nếu số ca mắc mới được kiểm soát từ tháng 9 đến cuối năm, nước này sẽ chuyển sang giai đoạn bệnh thông thường từ đầu năm 2023.
Theo một nghiên cứu mới được công bố hôm 6/9, ước tính thế giới có khoảng 7,5 triệu trẻ em trở thành trẻ mồ côi, trong khi 3 triệu trẻ em khác mất đi người chăm sóc vì đại dịch. Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở các nước Ấn Độ, Indonesia, Ai Cập, Nigeria và Pakistan.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác do Đại học Bar-Ilan (Israel) công bố ngày 8/9 cho thấy bệnh nhân Covid-19 nếu được tiêm từ 2 mũi vaccine trở lên có khả năng giảm đáng kể nguy cơ bị các triệu chứng có thể xuất hiện nhiều tháng sau khi khỏi bệnh.
Sự kiện dành được nhiều sự quan tâm nhất trong tuần qua với cả nước Anh và cả thế giới có lẽ là sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 8/9.
Sau khi thông báo sức khoẻ Nữ hoàng trở nên đáng lo ngại và cần giám sát y tế vào sáng 8/9 (giờ địa phương), Cung điện Buckingham chỉ vài tiếng sau đó đã đưa ra thông báo mới về việc Nữ hoàng đã qua đời.
"Nữ hoàng đã qua đời một cách yên bình tại Balmoral vào chiều nay", trích thông báo từ Cung điện Buckingham.
Theo đó, con trai cả của nữ hoàng Elizabeth là Thái tử Charles, 73 tuổi, sẽ trở thành Vua Charles III của Vương quốc Anh và là nguyên thủ quốc gia của 14 nước khác trong khối Thịnh vượng chung. Vợ của ông, bà Camilla sẽ trở thành Hoàng hậu Consort.
Trên khắp khối thịnh vượng chung và trên thế giới, nhiều nguyên thủ cũng đã gửi lời chia buồn tới Hoàng gia Anh trước sự ra đi của Nữ hoàng, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng các Cựu Tổng thống Barack Obama, George Bush và Bill Clinton; Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Nga Vladimir Putin,…
Đáng chú ý, Nữ hoàng đã ra đi chỉ 1 ngày sau khi bà bổ nhiệm tân Thủ tướng Liz Truss hôm 7/9.
Bà Liz Truss, thành viên đảng bảo thủ cầm quyền, đã chính thức giành chiến thắng và trở thành Tân Thủ tướng Anh hôm 6/9.
Từng là Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Thủ tướng Boris Johnson, bà Truss, 47 tuổi, hứa sẽ hành động nhanh chóng để giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt của Anh. Bà cho biết trong vòng một tuần bà sẽ đưa ra kế hoạch giải quyết các hóa đơn năng lượng đang tăng cao và đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu trong tương lai.
"Chúng ta cần chứng tỏ rằng chúng ta sẽ vượt qua khó khăn trong 2 năm tới. Tôi sẽ đưa ra một kế hoạch táo bạo để cắt giảm thuế và phát triển nền kinh tế", bà Truss nói.
Cũng trong tuần qua, đồng bảng Anh đã giảm xuống ngưỡng 1.1407 USD vào ngày 7/9, ghi nhận mức thấp nhất được ghi nhận trong vòng 37 năm, khi các nhà đầu tư phản ứng với bối cảnh kinh tế tối tăm của Vương quốc Anh.
Trong những tháng gần đây, do lạm phát gia tăng và nỗi lo về một cuộc suy thoái rình rập nền kinh tế, đồng bảng Anh đã bị giảm giá khá nghiêm trọng và khiến nhiều nhà đầu tư chán nản.
Sau đợt tăng lãi suất từ mức âm lên 0% hồi tháng 7, ngày 7/9, đúng như dự đoán của giới kinh tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất huy động từ mức 0% lên 0,75%, mức tăng chưa từng có thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát.
Đồng thời, ngân hàng cũng nâng lãi suất tái cấp vốn chính lên 1,25%, mức cao nhất kể từ năm 2011. ECB cũng đưa ra các dấu hiệu về việc sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 10 và tháng 12 tới đây.
“Bước quan trọng này thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ mức chính sách có tính tương thích cao hiện hành sang mức sẽ đảm bảo lạm phát trở lại kịp thời với mục tiêu trung hạn 2% của ECB”, trích tuyên bố từ Ngân hàng Trung ương châu Âu.
ECB cũng điều chỉnh dự báo về mức lạm phát một lần nữa, với tỷ lệ 8,1% cho năm 2022, tăng mức dự báo lạm phát năm 2023 lên 5,5% từ mức trước đó là 3,5%, và đặt tỷ lệ lạm phát năm 2024 ở mức 2,3%, vẫn cao hơn mục tiêu 2%.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết đã có sự nhất trí giữa các nhà hoạch định chính sách về việc cần thiết phải tăng 75 điểm cơ bản để "dọn đường” nhằm hướng tới mức lãi suất phù hợp với việc đưa lạm phát về mục tiêu trung hạn 2%.
Đáp lại những cáo buộc rằng ECB đang tụt hậu so với các ngân hàng trung ương lớn khác trong việc tăng lãi suất, bà Lagarde cho biết ngân hàng sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ từ tháng 12 khi kết thúc chương trình mua tài sản.
Với câu hỏi liệu ECB có dự đoán về một cuộc suy thoái tại châu Âu hay không, bà Lagarde cho biết triển vọng cơ bản của khối là tăng trưởng GDP 3,1% cho năm 2022, 0,9% cho năm 2023 và 1,9% cho năm 2024, tránh suy thoái.
Nhưng kịch bản xấu nhất, bao gồm rủi ro liên quan tới việc Moscow ngừng cung cấp hoàn toàn năng lượng cho châu Âu, mức tăng trưởng được dự báo là 2,9% vào năm 2022, giảm 0,9% vào năm 2023 và đẩy EU tiến vào một cuộc suy thoái kinh tế.
Ngày 5/9, AFP đưa tin Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu và các đồng minh (OPEC+) quyết định giảm sản lượng dầu nhằm hỗ trợ giá dầu đang tuột dốc trong bối cảnh những lo ngại về nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái làm giảm nhu cầu năng lượng.
Cụ thể, OPEC+ sẽ giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày từ tháng 10/2022, tương đương 0,1% nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới, về bằng đúng lượng dầu mà nhóm đã tăng thêm sau chuyến công du Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Đây là đợt cắt giảm sản lượng đầu tiên của OPEC+ trong một năm qua.
Mặc dù vậy, nhóm cũng để ngỏ khả năng có thể họp bất cứ thời điểm nào để điều chỉnh sản lượng cho phù hợp với tình hình thực tế, trước thời điểm họp định kỳ vào ngày 5/10.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, OPEC+ đang cảnh giác với biến động giá kéo dài do tâm lý vĩ mô yếu, thanh khoản yếu, Trung Quốc tiếp tục phong tỏa, tình trạng bấp bênh về thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran, nỗ lực áp mức trần giá dầu Nga.
Ngày 5/9, tại tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc đã xảy ra động đất liên hoàn, khiến ít nhất 82 người thiệt mạng, 35 người mất tích và hơn 270 người bị thương (tính đến sáng 8/9).
Theo đó, truyền thông Trung Quốc trưa ngày 5/9 đưa tin một trận động đất mạng 6,8 độ richer đã xảy ra tại huyện Lô Định, Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, khiến 7 người thiệt mạng.
Với tâm chấn sâu tới 16km, trận động đất này có thể được cảm nhận được ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, nơi cách xa địa điểm động đất tới 200km. Nhiều người dân tại Thành Đô, “siêu đô thị” 21 triệu dân hiện đang bị phong toả vì bùng dịch Covid-19, đã phải trốn xuống bàn trong vòng 5 phút do cảm nhận được động đất.
Sau đó không lâu, đã có ít nhất 3 trận dư chấn mạnh từ 3 độ richer trở lên cũng liên tiếp xảy ra tại đây. Theo truyền thông địa phương, gần tâm chấn có khá nhiều điểm du lịch, như các khu rừng, núi và lạch nước, do đó khó có khả năng xảy ra động đất lớn tiếp, nhưng sẽ có nhiều dư chấn xảy ra.
Theo Cơ quan Quản lý Động đất Trung Quốc, trận động đất ở Lô Định là cơn địa chấn lớn nhất ở tỉnh Tứ Xuyên kể từ sau trận động đất 7 độ ở Cửu Trại Câu năm 2017. Tính đến sáng ngày 7/9, Tứ Xuyên đã ghi nhận 13 đợt dư chấn, trong đó 11 trận từ 3 đến 3,9 độ và 2 trận từ 4 độ trở lên.
Các cơ quan chức năng Trung Quốc đã ngay lập tức kích hoạt ứng phó khẩn cấp động đất cấp quốc gia cấp độ III và ứng phó khẩn cấp cứu trợ thiên tai cấp quốc gia cấp độ IV.
Riêng tỉnh Tứ Xuyên kích hoạt ứng phó khẩn cấp động đất cấp độ II, thành lập Ban chỉ huy khẩn cấp và tổ chức họp khẩn, nhằm triển khai công tác ứng phó, khắc phục thiên tai. Hơn 50 triệu NDT (hơn 7,2 triệu USD) đã được chính quyền tỉnh này hỗ trợ khẩn cấp cho châu Cam Tư khắc phục hậu quả động đất và cứu trợ thiên tai.
Trung Quốc đã điều động hơn 6.650 nhân viên cứu hộ, gồm binh sĩ, nhân viên cứu hỏa và y tế của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), cùng 9 máy bay trực thăng tham gia tìm kiếm người bị nạn và cứu hộ tại hiện trường. Ngày 8/9, Trung Quốc cũng phân bổ thêm 150 triệu NDT (khoảng 21,7 triệu USD) trong quỹ cứu trợ thiên tai trung ương để tăng cường hỗ trợ công tác cứu hộ và cứu trợ tại tỉnh.
Do tâm chấn nằm ở huyện Lô Định, khu vực có nhiều đồi núi và cách xa các tỉnh lân cận, cơ sở hạ tầng điện, nước và viễn thông tại đây bị hư hại nghiêm trọng. 243 ngôi nhà bị sập và 13.010 ngôi nhà bị hư hại. 4 khách sạn và hàng trăm nhà lưu trú cũng bị ảnh hưởng. Hơn 200 người vẫn đang bị mắc kẹt tại công viên rừng băng quốc gia trong khu du lịch Hải Loa Câu.
Xem thêm >> Nga cảnh báo phương Tây: ‘Áp giá trần sẽ thành giá sàn’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.