Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đúng 23h ngày 31/1 (theo giờ địa phương), Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã chính thức rời Liên minh châu Âu (EU), chấm dứt 47 năm là thành viên của liên minh kinh tế lớn nhất thế giới này.
Đêm 31/1, tất cả các tòa nhà chính phủ ở khu Whitehall được chiếu sáng, cờ EU được treo trên các cột cờ ở Quảng trường Quốc hội ở thủ đô London, một đồng hồ đếm ngược xuất hiện trước cửa số 10 Phố Downing để đánh dấu việc nước Anh rời khỏi EU.
Như vậy, sau 1.317 ngày kể từ cuộc trưng cầu ý dân, nước Anh đã thực hiện được ý nguyện của cử tri là “Ra đi” và bước vào giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 11 tháng.
Trong khoảng thời gian chuyển tiếp này, Anh sẽ tiếp tục được hưởng các quyền lợi cũng như phải gánh những nghĩa vụ như khi là thành viên EU, nhưng không còn tiếng nói hay đại diện trong các thể chế chính trị của EU. Các nghị sỹ Anh tại Nghị viện châu Âu phải "khăn gói" về nước, Anh không còn ghế trong các cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU cũng như không còn người của mình trong vô số các cơ quan kỹ thuật của khối...
Cũng trong khoảng thời gian chuyển tiếp này, Anh sẽ phải đàm phán với EU nhằm tìm kiếm một thỏa thuận xác định mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai.
Rạng sáng 31/1 (giờ Việt Nam), tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sỹ), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra. Đây là loại virus gây bệnh viêm phổi khởi phát thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Theo số liệu mới nhất công bố sáng 1/2, tính đến hết ngày 31/1, toàn Trung Quốc có 259 người chết, 11.791 ca nhiễm virus corona. Tổng cộng đến nay thế giới đã có 11.948 ca nhiễm. Hầu hết các ca tử vong và nhiễm bệnh đều ở Hồ Bắc – tâm điểm của dịch bệnh.
Tối 1/2, nhà chức trách tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã công bố tỉnh này đã có thêm 45 trường hợp tử vong vì dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (2019-nCoV), nâng tổng số người thiệt mạng trong đợt dịch bệnh này trên toàn Trung Quốc lên con số 304.
Như vậy, đến nay toàn tỉnh Hồ Bắc có 9.074 ca nhiễm bệnh, 294 người tử vong và 215 người đã được chữa khỏi.
Trong khi đó, theo thống kê của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến hết ngày 1/2, nước này có tổng cộng 14.411 ca nhiễm bệnh, tăng 2.590 người so với trước đó một ngày, trong đó 304 người đã tử vong.
Số ca nghi nghiễm mới cũng tăng 1.556 lên con số 19.544 người. Tổng số bệnh nhân đã được điều trị khỏi cũng tăng 86 người, lên 328.
Cho tới nay, 62 nước đã thực hiện một số hình thức kiểm soát nhập cảnh với công dân Trung Quốc, trong đó Czech, Kazakhstan, Nga, Philippines, Singapore và Việt Nam dừng cấp một số loại thị thực nhập cảnh. 47 nước yêu cầu người Trung Quốc kiểm tra thân nhiệt và nộp giấy khám sức khỏe, 5 nước hạn chế người từ Hồ Bắc hoặc mới tới tỉnh này.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/1 công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào 8 cá nhân và một thực thể của Nga, liên quan tới việc Moskva sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine năm 2014.
Theo một thông báo trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt này phong tỏa tài sản nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ, đồng thời cấm các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ giao dịch với những đối tượng bị trừng phạt trên.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng được áp đặt đối với công ty đường sắt tư nhân có trụ sở tại Nga Grand Services Express cung cấp dịch vụ giữa Nga và Crimea cũng như Giám đốc điều hành (CEO) của công ty này.
Phản ứng trước động thái này của Mỹ, Đại sứ quán Nga tại Mỹ khẳng định rằng các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ không những không thể khiến Nga thay đổi chính sách mà chỉ càng làm tổn hại tới lợi ích của chính nước Mỹ, phá hoại cơ sở hợp tác cùng có lợi với Nga.
Quân đội Mỹ thông báo sẽ cho 9.000 nhân viên Hàn Quốc nghỉ phép không lương từ tháng 4 nếu không đạt thỏa thuận về "phí bảo vệ" với Seoul.
"Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) đã bắt đầu gửi thông báo cho nghỉ phép tới các nhân viên Hàn Quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thông báo trước 60 ngày. Chúng tôi sẽ sớm hết ngân sách để trả lương cho công dân Hàn Quốc nếu nước này không duy trì cam kết chia sẻ kinh phí quốc phòng", USFK hôm qua ra thông cáo cho biết.
Số nhân viên này sẽ phải nghỉ việc từ tháng 4 nếu hai nước không đạt được thỏa thuận về chi phí quốc phòng cho lực lượng đồn trú của Mỹ tại Hàn Quốc.
Washington và Seoul đã tổ chức 6 vòng đàm phán nhưng chưa đạt được thỏa thuận mới về kinh phí cho lực lượng đồn trú Mỹ tại Hàn Quốc. Washington muốn Seoul trả 4,5 tỷ USD/năm, tăng gần 5 lần so với các năm trước, trong khi Hàn Quốc cho rằng con số này quá cao.
Thỏa thuận hiện tại đã hết hạn từ cuối năm 2019, nhưng quân đội Mỹ đang dùng các nguồn "ngân sách dư thừa" để trả lương cho các nhân viên người Hàn Quốc đang làm việc tại các căn cứ đồn trú của Mỹ tại nước này, theo đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris.
Mỹ đang duy trì khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú và nhiều khí tài hiện đại tại Hàn Quốc nhằm đảm bảo an ninh cho nước này. Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục kêu gọi Hàn Quốc tăng đóng góp tài chính cho lực lượng đồn trú Mỹ.
Khoảng 70% đóng góp của Seoul dùng để trả lương cho 9.000 nhân viên Hàn Quốc làm việc trong các lĩnh vực hành chính, kỹ thuật và dịch vụ khác cho quân đội Mỹ. USFK cuối năm 2018 cảnh báo sẽ buộc các nhân viên Hàn Quốc nghỉ không lương nếu hai bên không đạt thỏa thuận về "phí bảo vệ" mới.
Xem thêm >> Trung Quốc chứng kiến 'ngày chết chóc nhất' của đại dịch do virus corona
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.