Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Hồi tháng 4/2023, đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng (HNX: CDN) đã thông qua việc đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu (giai đoạn khởi động) với tổng mức đầu tư lên khoảng 7.400 tỷ đồng.
Cụ thể, ĐHCĐ đã chấp thuận giao Hội đồng quản trị tiến hành các thủ tục chuẩn bị đầu tư để cơ quan có thẩm quyền cho phép Cảng Đà Nẵng được đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu (giai đoạn khởi động).
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: “Dự án đầu tư xây dựng Cảng Liên Chiểu, giai đoạn khởi động do Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng làm chủ đầu tư có quy mô 2 bến có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn giảm tải, 50.000 tấn đủ tải; thời gian thực hiện từ 2017-2024 và đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2023 hoặc 2024".
Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở chuyển đổi hình thức sở hữu từ Công ty TNHH Nhà nước MTV sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 216/QĐ-HHVN ngày 06/05/2014 của Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam.
Công ty thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3204000379 ngày 01/04/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp. Doanh nghiệp có trụ sở chính tại Số 26 Bạch Đằng, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Vốn điều lệ của Công ty theo đăng ký là 990.000.000.000 đồng, tương đương với 99.000.000 cổ phần (mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng).
HĐQT hiện nay của doanh nghiệp này gồm: Ông Nguyễn Đình Chung (Chủ tịch HĐQT); ông Trần Lê Tuấn (Tổng Giám đốc); ông Phan Bảo Lộc; ông Nguyễn Hoài An; ông Tô Minh Thuý; bà Hoàng Ngọc Bích; ông Wang Chil Shiang.
Tính đến nay, Cảng Đà Nẵng có 2 cổ đông lớn đổ vốn vào doanh nghiệp nhiều nhất là Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam - CTCP với 742 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 75%) và Wan Hai Lines (đến từ Đài Loan) là 200 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20,28%).
Trong đó, ông Nguyễn Đình Chung và ông Nguyễn Hoài An là người có liên quan trực tiếp với Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Ông Wang Chil Shiang (người Đài Loan) là người có liên quan đến tổ chức Wan Hai Lines.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành lập năm 1995 và sau đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc phê duyệt đề án chuyển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg về thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Ngày 20/6/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và doanh nghiệp này đã thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và hoàn tất việc bán cổ phần lần đầu vào tháng 10/2018.
Đến ngày 08/10/2018, cổ phiếu của Tổng công ty Hàng hải bắt đầu được giao dịch trên sàn Upcom với mã cổ phiếu là MVN. Tổng công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và trở thành công ty đại chúng vào năm 2020.
Doanh nghiệp có vốn điều lệ đạt 12.005.880.000.000 đồng. Trong đó, vốn góp Nhà nước chiếm 11.942.133.000.000 đồng (tỷ lệ 99,47%) và cổ đông khác chiếm 63.747.000.000 đồng( tỷ lệ 0,53%).
Thành viên HĐQT của Tổng công ty gồm có 5 người là: Ông Lê Anh Sơn (Chủ tịch HĐQT); ông Nguyễn Cảnh Tĩnh (Tổng giám đốc); Đỗ Tiến Đức; Nguyễn Đình Chung (Chủ tịch HĐQT của Cảng Đà Nẵng); Đỗ Hùng Dương.
Tính đến nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có đến 19 công ty con và 14 công ty liên kết.
Trong đó, danh sách 19 công ty con của doanh nghiệp này là: Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông; (sở hữu 100 %); Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (sở hữu 51 %); Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship (sở hữu 51 %); Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng hải Hậu Giang (sở hữu 100 %); Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ (sở hữu 99,05 %); Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (sở hữu 92,56 %);
Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh (sở hữu 80,90 %); Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (sở hữu 75,1 %); Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng (sở hữu 75 %); Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn (sở hữu 65,45 %); Công ty cổ phần Đầu tư Cảng Cái Lân (sở hữu 56,58 %); Công ty TNHH Vận tải Hàng công nghệ cao (sở hữu 56%); Công ty cổ phần Cảng Nghệ Tĩnh (sở hữu 51 %); Công ty cổ phần Cảng Vinalines Đình Vũ (sở hữu 51 %);
Công ty cổ phần Vinalines Nha Trang (sở hữu 91,79%); Công ty TNHH khai thác container Việt Nam (sở hữu 60 %); Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam (sở hữu 56,72 %); Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam (sở hữu 51,5 %); Công ty cổ phần Phát triển Hàng hải (sở hữu 51 %).
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.