Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mới đây, tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Vận tải và Thương mại Thành Đạt được VietinBank được rao bán tới lần thứ 8 với giá khởi điểm 12,5 tỷ đồng. Trong khi giá trị sổ sách khoản nợ này tới hơn 23,7 tỷ đồng.
Còn rong lần rao bán thứ 10 mới đây, VietinBank đưa ra giá khởi điểm cho khoản nợ của doanh nghiệp Tân Âu Cơ là 27,47 tỷ đồng, trong khi giá trị khoản nợ tới hơn 123 tỷ đồng. Còn khoản nợ của Công ty Phương Nam Nhi cũng được rao bán lần thứ 10 với giá khởi điểm 22,58 tỷ đồng, thấp hơn cả dư nợ gốc (24,7 tỷ đồng) và chỉ bằng 25% tổng giá trị khoản nợ.
Không chỉ VietinBank mà nhiều ngân hàng cũng nhiều lần giảm giá các khoản nợ có tài sản đảm bảo hàng trăm tỷ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) mới thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH XD và KD Nhà Bách Giang, Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên. Giá khởi điểm cho 2 khoản nợ này là hơn 235 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 54% so với tổng giá trị của 2 khoản nợ. Được biết, các khoản nợ này đã được BIDV rao bán 12 lần trước đó nhưng không thành công.
Trước đó, BIDV thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Vertical Synergy VietNam với giá khởi điểm hơn 348 tỷ đồng, giảm hơn 120 tỷ đồng so với thông báo đầu tháng 7/2022. Tính đến ngày 14/9/2022, tổng dư nợ của doanh nghiệp này tại BIDV là hơn 481 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 347 tỷ đồng và nợ lãi gần 134 tỷ đồng. Như vậy, BIDV rao bán khoản nợ với mong muốn thu hồi phần nợ gốc, bỏ qua toàn bộ phần nợ lãi.
Tương tự, Vietcombank nhiều lần rao bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Evergreen Việt Nam. Giá khởi điểm trong lần rao bán gần nhất chỉ gần 926 tỷ đồng, giảm hơn 172 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng 11/2021.
Bên cạnh các khoản nợ lớn hàng trăm tỷ, các ngân hàng cũng rao bán các khoản nợ cho vay tiêu dùng chỉ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa rao bán 452 khoản nợ vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm, với tổng giá khởi điểm hơn 9,7 tỷ đồng, bằng với giá trị ghi sổ. Trong 452 khoản nợ này, có nhiều món vay giá trị ghi số lên gần 100 triệu đồng, nhưng cũng có nhiều khoản chỉ vài trăm nghìn đồng.
Hồi tháng 11, VietinBank thông báo bán 321 khoản nợ cho vay tiêu dùng với mức giá khởi điểm bằng 90-93% giá trị sổ sách. Trong số này, khoản nợ thấp nhất có giá khởi điểm chỉ chưa đến 13 nghìn đồng, hai khoản nợ có giá trị cao nhất trên 68 triệu đồng.
Tháng 10/2022, VietinBank cũng rao bán 233 khoản nợ vay tiêu dùng. Tháng 6/2022, VietinBank bán 82 khoản nợ vay tiêu dùng. Tháng 1/2022, VietinBank rao bán các khoản nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản thế chấp của 85 khách hàng số tiền nợ gốc và lãi 1,74 tỷ đồng, giá khởi điểm 1,59 tỷ đồng.
Hoạt động rao bán nợ vẫn được các ngân hàng thực hiện thường xuyên. Nhưng các ngân hàng thường chỉ rao bán nợ vay có tài sản đảm bảo.
Việc ngân hàng rao bán nhiều khoản nợ vay tiêu dùng đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Bởi các khoản nợ này đều không có tài sản bảo đảm, giá khởi điểm bằng giá ghi sổ sách của khoản nợ, giá trị nhiều khoản nợ lại rất nhỏ. Trong khi các ngân hàng ồ ạt rao bán nợ xấu lớn, có các tài sản đảm bảo với giá khởi điểm thấp hơn nhiều so với giá trị khoản nợ thậm chí phải giảm giá nhiều lần nhưng thanh khoản không dễ dàng. Chưa kể, việc bán nợ xấu rất phức tạp, bởi khi xử lý nợ còn có rất nhiều chi phí phát sinh liên quan.
Trong khi giá rao bán các khoản vay tiêu dùng ngang ngửa với giá trị sổ sách thì nhiều khoản nợ khác, dù có tài sản đảm bảo lại được rao bán với giá thấp hơn nhiều. Nhiều khoản nợ rao bán nhiều lần và giảm giá liên tục vẫn chưa có người mua.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.