'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại "Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp vượt sóng", TS Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho rằng thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát, giá cả có xu hướng tăng nhanh và tác động lên đời sống người dân, làm chậm lại quá trình phục hồi và tăng trưởng tiêu dùng, đầu tư.
Đồng thời, theo quan điểm của ông Hùng, mặt bằng lãi suất huy động của một số tổ chức tín dụng (TCTD) tăng cao, ảnh hưởng đến việc hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc các doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào hệ thống ngân hàng, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, tạo áp lực cho hệ thống TCTD trong việc vừa đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, vừa đảm bảo an toàn hóa trong hoạt động.
Cũng theo ông Hùng, số liệu tài chính của các ngân hàng trong 8 tháng năm 2022 cho thấy nhìn chung các ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn. “Tuy nhiên, dự đoán nợ xấu sẽ có xu hướng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 theo Thông tư 14 (sửa đổi các thông tư 01 và 03) đã chấm dứt từ cuối tháng 6/2022. Theo đó, thời gian tới, nhiều khoản nợ trong đối tượng được giãn, hoãn nợ theo Thông tư 14 trước đây nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì sẽ bị chuyển nợ xấu”, ông Hùng nói.
Liên quan đến công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, ông Hùng cho biết hiện gặp nhiều khó khăn mặc dù Nghị quyết số 42 đã tạo hành lang pháp lý xử lý, nhưng quá trình triển khai phát sinh nhiều vướng mắc, hạn chế, ảnh hưởng đến công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của các TCTD.
Ngoài ra, đại diện hiệp hội ngân hàng cũng cho rằng những khó khăn từ nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của hầu hết doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm sút, tiềm ẩn nợ xấu. ‘
“Thêm vào đó, các doanh nghiệp phần lớn có quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, trình độ quản trị doanh nghiệp bất cập, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu thiếu chính xác, thiếu hoặc không đủ giấy tờ về tài sản đảm bảo”, ông Hùng nhấn mạnh.
Nhằm tháo gỡ những rào cản, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng hiệu quả để mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, ông Hùng cho rằng việc thiết lập, xây dựng một hệ thống giải pháp chính sách phù hợp, mạnh mẽ cho doanh nghiệp là điều cần thiết.
Theo đó, ông Hùng nhấn mạnh, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt tăng cường đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, cũng như thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, giảm bớt áp lực đối với tiền tệ, tín dụng từ hệ thống ngân hàng; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư… giúp cải thiện cung - cầu ngoại tệ cũng như giảm áp lực đối với tỷ giá.
Đồng thời, cũng theo ông Hùng, Chính phủ cần xem xét có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các ngân hàng thương mại tích cực giảm lãi suất cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, thông qua giảm thuế, phí cho các ngân hàng này với mức giảm cao hơn so với quy định hiện nay; xem xét có cơ chế hỗ trợ các ngân hàng thương mại thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý.
“Cần khẩn trương thành lập thị trường mua bán nợ, đồng thời hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động mua bán nợ của các doanh nghiệp và khung pháp lý quản lý thị trường mua bán nợ, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ”, ông Hùng nhấn mạnh và cho rằng cần tăng cường phối hợp chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, các thành phần kinh tế được bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực đầu vào và trong tiếp cận thị trường đầu ra…
Cùng với đó, ông Hùng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều hành linh hoạt, thận trọng và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp tạo đà phục hồi nền kinh tế.
“Đồng thời, phải tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng cường tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các ngành nghề tiềm năng có tính lan tỏa cao, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng”, ông Hùng nói.
Ông Hùng cũng đề xuất cần nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho rằng các doanh nghiệp cũng cần tái cơ cấu cả về chiến lược, cơ cấu tổ chức, hoạt động, tài chính và quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng về tài sản, minh bạch tài chính và thông tin hoạt động làm cơ sở để các TCTD thẩm định cho vay.
Cuối cùng, ông Hùng nhấn mạnh các doanh nghiệp cần lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực khai thác được lợi thế so sánh của doanh nghiệp, đồng thời thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung đầu tư để nâng cấp công nghệ lõi, đầu tư và ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến; chú trọng tăng cường năng lực quản trị công nghệ, tạo dựng nền tảng phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, hiệu quả…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.