Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Năm vừa qua Đường Man ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 50,7 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ âm 26,95% xuống âm 68,71%.
Trước đó, giai đoạn 2020-2022, Đường Man cũng liên tục thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức âm. Cụ thể, năm 2020 lỗ gần 92 tỷ đồng, năm 2021 lỗ 51.5 tỷ đồng và lỗ 33.5 tỷ đồng vào năm 2022.
Luỹ kế 4 năm qua, công ty của đại gia Đường "bia" lỗ khoảng 228 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Đường Man đạt hơn 73,8 tỷ đồng, giảm 41% so với kỳ trước.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ghi nhận ở mức 15,18 lần, tương ứng với số nợ phải trả là 1.120 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2022. Trong đó, tỷ lệ dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu là 2,71 lần, tăng so với mức 1,6 lần năm 2022, tương đương số dư trái phiếu trên 200 tỷ đồng.
Theo dữ liệu của HNX, Đường Man hiện đang lưu hành lô trái phiếu mã DMBOND2027. Lô trái phiếu trên được phát hàng ngày 20/11/2017 và đáo hạn ngày 20/11/2024 với lãi suất 10,75%/năm.
Khi phát hành, tài sản thế chấp của lô trái phiếu này là hệ thống dây chuyền mạ vàng của Đường Man với giá trị gần 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2018, tài sản đảm bảo đã được thay đổi sang máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng.
Trong năm 2023 vừa qua, công ty không thực hiện bất kỳ khoản thanh toán gốc, lãi nào cho trái phiếu bao gồm 5 đợt lãi và 1 đợt gốc chưa thanh toán cho lô trái phiếu được đề cập. Tổng số tiền lãi cần thanh toán là hơn 25 tỷ đồng và số tiền lãi cần thanh toán theo kế hoạch là 100 tỷ đồng.
Phía Đường Man cho biết công ty vẫn chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán tại ngày thanh toán theo kế hoạch. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chưa có thời gian dự kiến thanh toán các khoản gốc, lãi của lô trái phiếu DMBOND2017 trong thời gian tới.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Đường Man thành lập năm 2002 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004 tại khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tại thời điểm 11/2014 đến nay, Đường Man có quy mô vốn điều lệ 277,5 tỷ đồng. Người sở hữu tỷ lệ cao nhất là ông Nguyễn Hữu Đường (còn gọi là ông Đường "bia") góp 244,2 tỷ đồng, sở hữu tới 88% vốn điều lệ và còn lại các nhân khác.
Tháng 9/2021, ông Đường đã nhường lại vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện của công ty này cho ông Trần Minh Thông (sinh năm 1949).
Công ty Cổ phần Đường Man là thành viên của Tập đoàn Hòa Bình (Hòa Bình Group) - Doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam và Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất Malt - nguyên liệu chính cho ngành bia.
Đường Man chuyên cung cấp sản phẩm Malt cho các nhà máy sản xuất bia, bao gồm cả Sabeco - một trong những thương hiệu bia hàng đầu Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Đường được biết đến từ một cựu chiến binh, bén duyên với ngành bia rồi trở thành nhà cung cấp Malt bia hàng đầu thị trường.
Năm 1993, Công ty TNHH Hòa Bình (Hoà Bình group) chính thức được thành lập, trụ sở chính đặt tại đường Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Cơ cấu cổ đông của Hòa Bình Group còn 8 thành viên khác, bao gồm 1 pháp nhân và 7 thể nhân. Trong đó ông Nguyễn Hữu Đường góp 524,48 tỷ đồng, sở hữu 47,68% vốn điều lệ, bà Vũ Thị Tuyết Nhung với phần vốn góp trị giá 493,02 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 44,82% vốn điều lệ.
Tới tháng 10/2022, quy mô vốn điều lệ của Hòa Bình Group được điều chỉnh còn 600 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông công ty không có sự thay đổi.
Hoà Bình group ghi dấu loạt công trình dát vàng như khách sạn Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake, tòa Tháp quốc tế Hòa Bình, khu phức hợp Hòa Bình Green Đà Nẵng.
Gần đây, ông Nguyễn Hữu Đường tuyên bố Hòa Bình Group sẽ chỉ tập trung đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với mục tiêu khởi công 10.000 căn ngay trong năm 2022.
Tháng 2/2022, đại gia Đường bia cùng các cộng sự đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng nhà ở xã hội Hòa Bình (Hòa Bình Social House).
Công ty này có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Hữu Đường góp 700 tỷ đồng, sở hữu 70% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại của Hòa Bình Social House được đứng tên bởi các ông bà Thân Lê Hoa (10%), Nguyễn Thái Minh (9%), Nguyễn Thị Quyên (9%) và Đào Việt Trung (2%).
Tới tháng 10/2022, Hòa Bình Group là 1 trong 3 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án dầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc quy hoạch tổng mặt bằng khu thiết chế công đoàn tại Khu công nghiệp Đồng Văn 2 (Hà Nam) có tổng vốn đầu tư dự kiến 621,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty này đã không vượt qua vòng đánh giá sơ bộ về năng lực.
Công ty của đại gia Đường “bia” cũng là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án khu nhà ở xã hội phục vụ khu công nghiệp Gián Khẩu và người lao động khu vực lân cận tại xã Gia Tân và xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Dự án này có quy mô 4,96ha, tổng chi phí thực hiện là 2.342 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, đại gia sinh năm 1954 này còn có tham vọng lấn sân sang làm đường cao tốc.
Cụ thể, tại lễ khánh thành đường cao tốc mẫu vào năm ngoái, ông Nguyễn Hữu Đường cũng bày tỏ mong muốn được tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Theo ông Đường, việc "lấn sân" sang lĩnh vực làm đường cao tốc đã được công ty ấp ủ từ rất lâu. "Năm 2018, chúng tôi từng dự kiến triển khai thực nghiệm đoạn đường cao tốc có độ bền cao có thiết kế giống như đoạn đường cao tốc mẫu mới hoàn thành này, có mua bảo hiểm quốc tế. Tuy nhiên, thời điểm đó có nhiều vướng mắc nên hoài bão của chúng tôi chưa được hiện thực", ông Đường nói.
Hồi tháng 3 vừa qua, doanh nghiệp của ông Nguyễn Hữu Đường cũng vừa khánh thành đoạn cao tốc mẫu xây dựng theo công nghệ mới và thử nghiệm vận hành tàu dát vàng chạy ở đường sắt trên cao.
Ông Đường “bia” mong muốn việc công bố các mô hình mẫu về cao tốc cầu cạn, đường sắt đô thị trên cao sẽ giúp giảm một phần chi phí đầu tư các tuyến cao tốc cầu cạn, đường sắt đô thị trên cao thời gian tới.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.