Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tuần qua, thị trường "dậy sóng' trước thông tin Chủ tịch HĐQT NovaLand Bùi Thành Nhơn gửi đơn cầu cứu Bộ Xây dựng về dự án khu dân cư tại khu đất 30,224ha phường Bình Khánh, quận 2, TP. HCM.
Theo đó, ông Bùi Thành Nhơn cho biết doanh nghiệp đã kiệt sức và Novaland đứng trước nguy cơ mất thanh khoản do đã bỏ vào dự án nói trên hơn 6.000 tỷ đồng nhưng tất cả đang “dậm chân tại chỗ".
Trong đơn kêu cứu, ông Bùi Thành Nhơn cũng trình bày những hệ lụy nếu cổ phiếu của Novaland bị mất tính thanh khoản như: gây nợ xấu 50.000 tỷ đồng, gần 250.000 khách hàng biểu tình đòi trả nhà, đòi lấy lại tiền, gây mất trật tự, an ninh thành phố, gây kiện tụng quốc tế dây chuyền phức tạp, mất công ăn việc làm cho hàng chục nghìn gia đình, giảm niềm tin của doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư…
Ngay sau khi thông tin về đơn cầu cứu lan rộng thì ngày 6/2, ông Bùi Thành Nhơn đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu NVL.
Giao dịch được thực hiện từ ngày 11/2-11/3/2020, thông qua phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh.
Hiện, ông Bùi Thành Nhơn đang sở hữu 191,68 triệu cổ phiếu NVL. Nếu giao dịch thành công, Chủ tịch Novaland sẽ tăng số lượng nắm giữ lên gần 201,7 triệu cổ phiếu NVL, tương ứng tỷ lệ 21,1%.
Hiện, thị giá của NVL đạt 53.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, ông Bùi Thành Nhơn sẽ chi khoảng 530 tỷ đồng để mua vào 10 triệu cổ phiếu đã đăng ký.
Trước đó, trong giai đoạn từ ngày 16/12/2019 đến ngày 14/1/2020, bà Cao Thị Ngọc Sương, phu nhân của ông Bùi Thành Nhơn, đã mua vào hơn 39,51 triệu cổ phiếu NVL thông qua phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, bà Sương nâng số cổ phần nắm giữ lên 54,95 triệu cổ phiếu, tương ứng với 5,667% vốn của Novaland. Ngoài ra, ông Bùi Cao Nhật Quân - con trai của ông Nhơn cũng đang sở hữu hơn 42 triệu cổ phiếu NVL.
Sau 4 năm tiến hành IPO (2016), Hanel đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho đăng ký giao dịch 192,6 triệu cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán HNE. Ngày giao dịch đầu tiên 13/2/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.900 đồng/cổ phiếu.
Hiện, cổ đông lớn nhất của Hanel là Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội đang sở hữu tới 97,93% vốn điều lệ công ty.
Gần đây nhất, tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, Hanel đặt mục tiêu thoái vốn trong quý III/2019 nhưng kế hoạch này lại thất bại một lần nữa.
Theo báo cáo về công tác quản trị của Hanel thì việc thoái vốn bị kéo dài là do vướng mắc trong xác định giá trị cổ phần.
Hoạt động kinh doanh của Hanel có thể chia thành 4 mảng chính gồm: điện tử, công nghệ, viễn thông, phần mềm...; bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp; vận tải đa phương thức, dịch vụ logicstics và đào tạo nghề công nghệ cao. Tuy nhiên, khi nói đến Hanel, nhà đầu tư nghĩ ngay đến quỹ đất "khủng" mà doanh nghiệp này đang nắm giữ tại Hà Nội.
Hanel là nhà đầu tư khu công nghiệp Sài Đồng 24,2 ha, dự án khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội diện tích 43ha, tổng vốn đầu tư 620 triệu USD và dự án khu đô thị khoa học, công nghệ, tài chính Tân Tạo 270 ha tại huyện Gia Lâm.
Tháng 5/2016, Hanel cùng Công ty TNHH Tháp Láng Hạ (chủ đầu tư tháp VPBank) đã khởi công dự án Cảng thông quan nội địa TP. Hà Nội có quy mô 47,2 ha, vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng tại Cổ Bi, Long Biên.
Cuối năm 2017, HĐQT Hanel có nghị quyết thông qua việc tiếp tục triển khai Dự án Tòa tháp thương mại điện tử và văn phòng Hanel tại Lô 02-E9 đường Phạm Hùng, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội.
Diện tích lô đất là 4.188 m2, diện tích xây dựng 1.674,88 m2, diện tích sàn xây dựng 91.777,09 m2. Quy mô xây dựng 45 tầng nổi và 4 tầng hầm.
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.535 tỷ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu của Hanel chiếm 20%, tương đương 307 tỷ đồng, vốn vay 130,93 tỷ đồng (8,53%). Toàn bộ 71,47% vốn còn lại, tương ứng 1.097 tỷ đồng sẽ do Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam chi trả. Đổi lại, Tập đoàn Alphanam được thuê 65% tổng diện tích của dự án trong 45 năm.
Ngoài ra, Hanel và Alphanam còn hợp tác triển khai dự án khu đô thị Hanel - Alphanam quy mô 53,5 ha, tổng vốn đầu tư 2.438 tỷ đồng tại Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội. Hai bên sẽ thành lập liên doanh phát triển dự án, trong đó Hanel góp 20% bằng tiền Alphanam cho vay.
Bên cạnh đó, Hanel cũng hợp tác với Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng HUD3 (HU3) thực hiện dự án HUD3 Nguyễn Đức Cảnh tại Hoàng Mai, Hà Nội. Doanh nghiệp này cũng đang sở hữu hai liên doanh khách sạn 5 sao là Daewoo Hà Nội và La Havana (Cuba).
Tuần qua, Công ty Cổ phần VNG đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, trong đó ghi nhận việc giảm tỷ lệ sở hữu tại Zion – công ty vận hành ZaloPay, từ gần 100% xuống còn 60%. Đổi lại, VNG thu về hơn 464 tỷ đồng.
Việc điều chỉnh này được thực hiện trong tháng 7/2019, khi Zion phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược ngoài VNG nhằm tăng vốn điều lệ từ 367,4 tỷ lên 612,3 tỷ đồng.
Theo số liệu từ cơ quan đăng ký kinh doanh, gần đây, Zion tiếp tục tăng vốn lên hơn 900 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của Zion – công ty vận hành ZaloPay không ghi nhận sự tham gia của cổ đông nước ngoài.
ZaloPay ra mắt từ năm 2016 với khả năng thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet, truyền hình; thanh toán trực tiếp giữa các tài khoản hoặc các dịch vụ hỗ trợ ZaloPay qua QR code cũng như liên kết với tài khoản ngân hàng để rút tiền và nạp tiền…
Hiện tại có nhiều chuỗi lớn đã chấp nhận thanh toán ZaloPay, gồm Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viễn Thông A, Nguyễn Kim, Circle K, Family Mart, 7 Eleven, B’s Mart, Lotte Cinema, Galaxy Cinema, BHD Cinema, Viettravel, Tiki...
Hiện người dùng ZaloPay đã có thể liên kết với các thẻ Visa, Mastercard, JCB và 6 ATM của các ngân hàng như Vietinbank, Eximbank, Sacombank, BIDV, SCB và tài khoản ngân hàng Vietcombank.
Tương tự như một vài phương thức thanh toán di động khác, người dùng có thể nạp thông tin thẻ vào ZaloPay, sau đó thực hiện thanh toán mà không cần phải cung cấp thông tin thẻ cho phía bán hàng.
Tham vọng của ZaloPay là len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, có thể dùng di động để thanh toán tại các quán tạp hoá, cà phê nhỏ.
Tuần qua, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) công bố đã không còn là cổ đông của Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land).
Cụ thể, ngày 22/1/2020, ông Lương Đình Thành (Chủ tịch HĐQT PVC Land) và Đoàn Hữu Trắc (Giám đốc PVC Land) là đại diện vốn góp của PVC tại PVC Land đã chuyển nhượng tổng cộng 19.060.000 cổ phần, tương đương 76,35% vốn điều lệ của PVC Land.
Với giao dịch trên, PVC Land đã không còn là công ty con của PVC. Hai thành viên HĐQT của PVC Land là ông Lương Đình Thành và Đoàn Hữu Trắc đã không còn là người nội bộ của PVC do PVC đã thoái vốn thành công.
Trước đó, vào tháng 6/2019, PVC đã có công văn gửi Bộ Tài chính xin hướng dẫn về việc thoái vốn của PVC tại PVC Land.
Theo báo cáo gửi Bộ Tài chính, PVC Land được thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ thực góp là 249,65 tỷ đồng, trong đó PVC góp 190,6 tỷ đồng giá trị mệnh giá, giá trị đầu tư là 203,79 tỷ đồng, tương đương 76,35% vốn điều lệ của PVC Land.
PVC Land được thành lập với hoạt động chính tập trung đầu tư vào dự án PetroVietnam Landmark bao gồm khối chung cư và khối văn phòng với tổng mức đầu tư là 1.320 tỷ đồng, theo đó ngoài vốn điều lệ đã góp, PVC Land phải vay vốn ngân hàng thương mại và ứng trước vốn của khách hàng để thực hiện dự án.
Tuy nhiên, tại thời điểm PVC xin Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thoái vốn tại PVC Land thì công ty đang bế tắc về tài chính.
Cụ thể, tại thời điểm ngày 31/12/2018, lỗ luỹ kế là 228,84 tỷ đồng và không có chiều hướng thuyên giảm do các hoạt động đầu tư tại các dự án đều dang dở, vốn chủ sở hữu của PVC Land còn lại là 20,81 tỷ đồng/249,65 tỷ đồng vốn điều lệ.
Công ty có dư nợ quá hạn ngân hàng, nợ ngắn hạn chiếm 32% tổng tài sản, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 4 lần và không còn tài sản bảo đảm vay vốn ngân hàng.
Trong khi đó, PVN/PVC không thể hỗ trợ vốn cho PVC Land tiếp tục triển khai dự án vì bị giới hạn bởi các quy định hiện hành và tiềm ẩn rủi ro mất thêm vốn nếu hỗ trợ PVC Land.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.