'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Được biết, lễ ký hợp tác chiến lược giữa Thadi (công ty con của Thaco) và Công ty Cổ phần Thuỷ sản Hùng Vương (HoSE:HVG) sẽ diễn ra vào ngày 9/1 tới tại TP. HCM. Nội dung hợp tác chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết Thadi sẽ hợp tác đầu tư phát triển mảng chăn nuôi của HVG bao gồm thuỷ sản và nuôi lợn.
Thông tin Thaco sẽ hợp tác với Hùng Vương xuất hiện trong bối cảnh tình hình kinh doanh của HVG liên tục giảm sút.
Trong năm 2019, HVG liên tục tái cơ cấu, cắt bỏ công ty con, dự án cũng như các mảng kinh doanh để thu hẹp hoạt động về lĩnh vực trọng điểm.
Trong quý IV/2019, HVG đạt 687 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Do bán hàng thấp hơn giá vốn dẫn đến việc HVG ghi nhận khoản lỗ gộp 36 tỷ đồng; lỗ ròng của quý IV là 242 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm tài chính 2018-2019, doanh thu của HVG giảm hơn một nửa, từ 8.100 tỷ xuống 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm 600 tỷ đồng, từ 104 tỷ đồng xuống -500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm từ 1,5 tỷ đồng xuống -476 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2019, lỗ lũy kế của HVG đã lên đến 892 tỷ đồng.
Đơn vị trực tiếp hợp tác với Hùng Vương là Thadi, công ty con của Thaco, được thành lập vào tháng 3/2019 hoạt động trong lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh nông – lâm nghiệp bao gồm nghiên cứu phát triển, nông trường mẫu, chăn nuôi mẫu thực nghiệm, sản xuất vật tư nông nghiệp hữu cơ sinh học, chế biến trái cây…
Trước Thuỷ sản Hùng Vương, Thadi đã hợp tác chiến lược với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), nhằm phát triển mảng trồng trọt và chuỗi giá trị logistics với dịch vụ vận tải nông nghiệp chuyên dụng phục vụ cho việc xuất khẩu trái cây.
Hôm 3/1, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã chấp thuận niêm yết cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: GVR) với khối lượng 4 tỷ cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng. Mã chứng khoán được giữ nguyên là GVR.
Nếu lên HoSE, GVR sẽ có vốn điều lệ lớn thứ 2, chỉ xếp sau BIDV. Vốn nhà nước đang chiếm 96,77% vốn điều lệ của GVR.
Hồi tháng 12/2019, GVR cho biết sẽ hoàn thành việc quyết toán vốn lần 2 và chính thức bàn giao từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần chậm nhất trong quý I/2020.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, lũy kế 9 tháng năm 2019, GVR ghi nhận doanh thu thuần hơn 12.948 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.309 tỷ đồng. Do chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần từ 1/6/2018 nên báo cáo của GVR không có so sánh 9 tháng cùng kỳ. Với kế hoạch năm 2019 đạt 24.224 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 4.150 tỷ đồng, doanh nghiệp này mới hoàn thành được 53% kế hoạch doanh thu và 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tính đến 30/9/2019, tổng tài sản của GVR ghi nhận 76.020 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở tài sản dài hạn với hơn 57.905 tỷ đồng. Trong đó, tài sản cố định chiếm hơn 27.699 tỷ đồng, tăng 9% và chi phí xây dựng dở dang dài hạn 21.400 tỷ đồng, giảm 15% so với hồi đầu năm. Nợ phải trả cuối kỳ chiếm 1/3 tổng tài sản, trong đó nợ tài chính ngắn hạn hơn 2.536 tỷ đồng và nợ tài chính dài hạn 9.662 tỷ đồng.
Chi tiết tại: Hơn 4 tỷ cổ phiếu của Tập đoàn Cao su được chấp thuận niêm yết trên HoSE
Hôm 2/1, Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings (HoSE:IBC) công bố đã mua lại 6,6 triệu cổ phần tại Apax English từ ông Nguyễn Ngọc Thuỷ với giá 53.000 đồng/cổ phần.
Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ còn được biết đến là ‘shark’ Thuỷ, hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Apax Holdings. Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ đại diện cho Công ty Cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup sở hữu hơn 54,3 triệu cổ phiếu IBC, tương ứng tỷ lệ 71,4% vốn điều lệ.
Sau giao dịch với ông Nguyễn Ngọc Thuỷ, Apax Holdings nâng tỷ lệ sở hữu tại Apax English từ 68,91% lên 79,69% vốn.
Được biết, ‘shark’ Thuỷ thoái vốn tại Apax English để đầu tư vào trường liên cấp Firbank Australia International School, dự kiến tuyển sinh vào năm 2021.
Trước đó, vào quý III/2019, Apax Holdings của ‘shark’ Thủy đã mua khu đất có diện tích 7.427,5m2 tại số 423 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để mở trường liên cấp quốc tế Firbank Australia International School.
Chi tiết tại: ‘Shark’ Thuỷ bán 6,6 triệu cổ phần Apax English cho Apax Holdings
Trong ngày làm việc cuối cùng của năm 2019, Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan thông qua nghị quyết nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Công ty cổ phần phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. VCM là công ty sở hữu hệ thống Vinmart, Vinmart+.
Nghị quyết cũng thông qua việc phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty hợp nhất là công ty con của VCM. Công ty hợp nhất này sẽ sở hữu cổ phần cũng như phần vốn góp và vận hành cả hai công ty gồm VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
HĐQT của Masan cũng ủy quyền cho ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT) hoặc ông Danny Le (Trưởng bộ phận Chiến lược và Phát triển) có quyền quyết định các điều khoản và điều kiện cụ thể của các tài liệu giao dịch.
Hai ông này cũng có quyền ký kết, chuyển giao và thực hiện các tài liệu giao dịch.
Chi tiết tại: Masan nắm 83,74% cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị Vinmart, Vinmart+
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.