(VNF) - Vingroup cho biết tập đoàn đang triển khai kế hoạch xây dựng chuỗi các Tổ hợp dịch vụ VinFast với mục đích tích hợp đầy đủ các tiện ích: trạm sạc pin/thay pin, trạm xăng, địa điểm lưu trú/nghỉ ngơi, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, khu nhà ở... nhằm "đẩy mạnh giao thương hàng hóa và dịch vụ tại địa phương và khu vực lân cận".
Vingroup 'tìm đất' xây Tổ hợp dịch vụ VinFast ở Lạng Sơn và Thanh Hóa
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có văn bản giao hướng dẫn thủ tục đầu tư và giới thiệu địa điểm thực hiện dự án Tổ hợp dịch vụ VinFast của Tập đoàn Vingroup, gửi đến các sở, UBND các thành phố, huyện trực thuộc tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đã nhận được Công văn số 918/2018/CV-VGR-PTDA ngày 12/11/2018 của Tập đoàn Vingroup về việc đề nghị giới thiệu địa điểm đầu tư dự án Tổ hợp dịch vụ VinFast tại tỉnh Thanh Hóa.
Về việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành và đơn vị có liên quan, nghiên cứu đề nghị của Tập đoàn Vingroup.
"Căn cứ các quy định của pháp luật, khẩn trương hướng dẫn Tập đoàn Vingroup về hồ sơ, trình tự thủ tục đầu tư dự án nêu trên", Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo.
Đồng thời, Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và các ngành, đơn vị có liên quan, nghiên cứu đề nghị của Tập đoàn Vingroup; căn cứ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khẩn trương phối hợp với Vingroup để giới thiệu địa điểm phù hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 22/11/2018.
Thanh Hóa không phải địa phương duy nhất Vingroup gửi đề nghị "tìm đất" để xây Tổ hợp dịch vụ VinFast. Ngày 12/11/2018, Vingroup cũng đã gửi văn bản đề nghị giới thiệu địa điểm đầu tư dự án "Tổ hợp dịch vụ VinFast" đến UBND tỉnh Lạng Sơn.
Trong văn bản, Vingroup cho biết tập đoàn đang triển khai kế hoạch xây dựng chuỗi các Tổ hợp dịch vụ VinFast với mục đích tích hợp đầy đủ các tiện ích: sạc pin/cung cấp pin thay thế cho các phương tiện giao thông chạy bằng điện; trạm xăng; dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng và chăm sóc phương tiện; các địa điểm lưu trú/nghỉ ngơi ngắn hạn cho khách đi lưu thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ theo mô hình motel; cửa hàng tiện ích để bán sản vật địa phương, đồ lưu niệm; nhà hàng, khu nhà ở... nhằm đẩy mạnh giao thương hàng hóa và dịch vụ tại địa phương và khu vực lân cận.
Vingroup cho hay, tập đoàn đang tiến hành việc khảo sát, tìm kiếm các địa điểm phù hợp với việc xây dựng Tổ hợp dịch vụ VinFast, là các địa điểm có diện tích từ khoảng 3ha đến 5ha, nằm trong khu vực nội đô, các vùng ven đô trong vòng bán kính không quá 7km, hoặc các vị trí tiếp giáp với các tuyến quốc lộ.
"Vì vậy, bằng văn bản này và danh sách các địa phương đề xuất nghiên cứu triển khai, Tập đoàn Vingroup kính đề nghị và rất mong được UBND tỉnh Lạng Sơn và Sở ngành địa phương quan tâm, xem xét giới thiệu các địa điểm phù hợp để thực hiện đầu tư xây dựng các Tổ hợp dịch vụ VinFast tại tỉnh Lạng Sơn", trích văn bản của Vingroup gửi đến UBND tỉnh Lạng Sơn.
VN-Index nhắm đích 930 điểm trong phiên 21/11
Phiên 20/11, đà tăng điểm của các cổ phiếu trong rổ VN30 đã đóng vai trò như trụ đỡ, giúp chỉ số VN-Index tăng nhẹ. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VNIndex tăng 2,96 điểm, tương đương 0,32%, lên mức 919,02 điểm. Trong đó, có 130 mã tăng điểm và 144 mã mất điểm.
Các mã đóng góp tích cực nhất cho chỉ số VN-Index là VHM, VIC, HPG và VNM với lần lượt +1,53, +0,55, +0,49 và +0,41 điểm đóng góp vào chỉ số. Ở chiều ngược lại, các mã gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là BID, SAB, VCB và PLX với mức ảnh hưởng theo thứ tự là -0,36, -0,27, - 0,15, -0,12
Về nhóm ngành, 8 trên 10 nhóm ngành tăng điểm. Dẫn đầu là ngành Vật liệu (+1,17%) do sự tăng điểm của DPM (+3,16%), PHR (+3,91%) và DCM (+2,56%). Theo sau là ngành Công nghiệp (+0,93%) được hỗ trợ bởi HPG (+2,96%), AAA (+6,86%) và GMD (+1,91%). Ở vị trí thứ ba, ngành Viễn Thông với mức tăng là +0,58% nhờ sự tăng điểm của FPT (+0,58%).
Ở chiều ngược lại, ngành Dầu khí, giảm -0,45% do chịu tác động tiêu cực từ sự giảm điểm của PLX (-0,85%), GAS (-0,31%) và PGC (-0,71%). Tiếp theo là ngành Công nghệ (-0,40%) do sự mất điểm của MWG (-0,47%).
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, phiên 22/11, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng đi lên ngắn hạn với đích đến gần nằm tại vùng kháng cự 930 – 935 điểm. BVSC dự báo sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên sắp tới.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone