Tôm hùm Việt Nam lên cơn sốt mới tại Trung Quốc

Linh Anh - 23/10/2024 08:50 (GMT+7)

(VNF) - Sau quãng thời gian giảm mạnh vào năm ngoái, lượng tôm hùm nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc đã trở lại mức lành mạnh và nhanh chóng chiếm lại thị phần tại quốc gia tỷ dân.

Lượng tôm hùm nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh

Theo tờ SCMP, lượng tôm hùm Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc trong giai đoạn từ quý I đến quý III đã tăng 33 lần so với cùng kỳ năm ngoái, vì giá thấp và mối liên kết thương mại chặt chẽ hơn đã đáp ứng được nhu cầu lớn mặc dù số liệu tiêu thụ nói chung còn chậm.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, kim ngạch nhập khẩu tôm hùm từ Việt Nam đạt 205,87 triệu USD, tăng 3.3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 37% tổng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Chỉ tính riêng tháng 9, lượng tôm hùm Trung Quốc nhập khẩu của Việt Nam tăng 133,9% so với tháng trước và tăng 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung, tổng lượng tôm hùm nhập khẩu tăng 40,86% so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị 558,24 triệu USD trong cùng kỳ, trong khi giá nhập khẩu giảm 23%.

Các nhà phân tích cho biết mức tăng đột biến này có nghĩa là người tiêu dùng Trung Quốc vẫn thèm muốn các loại thực phẩm cao cấp mặc dù có sự do dự trong việc chi tiêu nói chung, đồng thời nói thêm rằng chi phí nhập khẩu của Việt Nam tương đối thấp do sự khác biệt về nhân công và vận chuyển.

“Mức tiêu thụ có thể đang suy yếu, nhưng vẫn có một bộ phận người tiêu dùng giàu có và không bị ảnh hưởng”, ông Zhao Xijun, giáo sư tài chính tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết.

Do ngành nuôi trồng thủy sản trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của đất nước - và sản phẩm của Việt Nam lại rẻ hơn, ông Zhao cho biết việc tăng cường nhập khẩu từ quốc gia láng giềng là một biện pháp đơn giản để khắc phục tình trạng thiếu hụt.

Thịnh hành lại sau quãng thời gian tạm lắng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 10/2023, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu tôm hùm gai Việt Nam, loài từng rất được ưa chuộng, do có khả năng xung đột với luật bảo vệ động vật hoang dã.

Do đó, dữ liệu hải quan cho thấy, thị phần tôm hùm Việt Nam tại Trung Quốc đã giảm nhanh chóng - từ 38,83% vào năm 2022 xuống còn 1,7% vào năm ngoái.

Chuyên gia Phùng Thị Kim Thu từ VASEP cho biết Trung Quốc nhìn chung đã nới lỏng các quy định nhập khẩu hải sản khi đại dịch lắng xuống, giúp tôm hùm Việt Nam đã quay trở lại thực đơn của người Trung Quốc vào năm ngoái sau thời gian tạm dừng.

Bà Thu cho biết các thỏa thuận hai chiều tiếp theo cùng với các quy tắc tự do hóa thương mại của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã giúp "tạo điều kiện" cho việc mở rộng xuất khẩu tôm hùm.

Tôm hùm Việt hưởng lợi nhờ giá rẻ và địa lý gần

Các nhà phân tích cho biết đường biên giới đất liền dài 1.281km với Trung Quốc giúp chi phí vận chuyển của Việt Nam thấp so với các quốc gia xuất khẩu xa hơn như Úc và Canada.

Jack Nguyen, CEO của công ty dịch vụ chuyên nghiệp InCorp, cho biết các loài giáp xác này có thể được vận chuyển tươi trong vòng một ngày, khiến chúng trở thành lựa chọn khả thi cho khẩu vị sành điệu của người Trung Quốc.

Ông Frederick Burke, chuyên gia từ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), cho biết: "Tôi nghĩ tất cả đều là giá rẻ, giá rẻ, giá rẻ".

Quan hệ thương mại song phương giữa hai nước đã có thêm một bước tiến vào tháng 11 năm ngoái, khi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính. Hai bên đã có các cuộc hội đàm tại Việt Nam, dự kiến ​​sẽ "mở đường" cho các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam vào Trung Quốc.

Bên cạnh Việt Nam, Trung Quốc cũng chuẩn bị khởi động lại việc nhập khẩu tôm hùm Úc. Trong diễn đàn khu vực ASEAN gần đây tại Lào, Bắc Kinh và Canberra đã đồng ý dỡ bỏ lệnh tạm dừng gần 4 năm đối với các lô hàng tôm hùm vào cuối năm nay.

Vào năm 2019, năm gần đây nhất có dữ liệu được ghi nhận, hơn một nửa lượng tôm hùm nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Úc.

Theo SCMP
Trung Quốc chưa ‘xoá án’ cho tôm hùm Australia, cơ hội cho Việt Nam

Trung Quốc chưa ‘xoá án’ cho tôm hùm Australia, cơ hội cho Việt Nam

Tài chính quốc tế
(VNF) - Các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, đang tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để đưa tôm hùm của họ lên bàn ăn của người dân Trung Quốc, và các nhà phân tích kỳ vọng rằng xu hướng này sẽ không chỉ tăng cường mà còn ngày càng khó đảo ngược khi lệnh cấm kéo dài của Bắc Kinh đối với tôm hùm đá Australia vẫn còn hiệu lực.
Cùng chuyên mục
Thăm khu đất sát nghĩa trang đấu giá 262 triệu/m2 ở Hà Đông

Thăm khu đất sát nghĩa trang đấu giá 262 triệu/m2 ở Hà Đông

Lô đất mang ký hiệu 1A-03 tại khu Đống Đanh - Đồng Cộc (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) dù nằm sát nghĩa trang nhưng vừa trúng đấu giá lên đến hơn 262 triệu đồng/m2.

Cận cảnh hơn 30 biệt thự ngang nhiên xây dựng không phép ở Phú Thọ

Cận cảnh hơn 30 biệt thự ngang nhiên xây dựng không phép ở Phú Thọ

Dù chỉ được Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ có văn bản chấp thuận xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật dự án gồm: đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhưng Công ty CP tập đoàn Onsen Fuji lại ngang nhiên xây dựng gần 40 căn biệt thự nghỉ dưỡng trong thời gian dài, qua mặt các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ.

Techcombank bồi thương Manulife 1.800 tỷ vì chấm dứt hợp tác bancassurance

Techcombank bồi thương Manulife 1.800 tỷ vì chấm dứt hợp tác bancassurance

(VNF) - Trong thông báo cập nhật kết quả kinh doanh quý III/2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (HoSE: TCB) cho biết sẽ phải bồi thường cho Manulife 1.800 tỷ để chấm dứt việc hợp tác phân phối độc quyền bảo hiểm

Độc quyền phân phối điện thoại Vertu, Di Động Việt làm ăn ra sao?

Độc quyền phân phối điện thoại Vertu, Di Động Việt làm ăn ra sao?

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty TNHH Công nghệ Di Động Việt ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 2.504 tỷ đồng, báo lãi sau thuế hơn 6 tỷ đồng.

Samsung Electronics 'khủng hoảng' nhân tài, nhân viên 'tháo chạy' sang SK hynix?

Samsung Electronics 'khủng hoảng' nhân tài, nhân viên 'tháo chạy' sang SK hynix?

(VNF) - Hàng trăm kỹ sư từ Samsung Electronics Co Ltd. được cho là đang nộp đơn xin việc tại công ty đối thủ SK hynix, trong bối cảnh ngành chip đang gặp nhiều thách thức.

Nghệ An: Nhà máy nước triệu USD bỏ hoang vì không có nguồn nước

Nghệ An: Nhà máy nước triệu USD bỏ hoang vì không có nguồn nước

(VNF) - Dự án nhà máy nước sạch tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) được đầu tư hơn 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 6 năm hoàn thành, nhà máy buộc phải "đắp chiếu" do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khiến nguồn nước cung cấp cho hoạt động của nhà máy không còn.

Hoá chất Đức Giang: Ôm ‘bọc tiền’ hơn 11.100 tỷ, 9 tháng nhận lãi hơn 400 tỷ

Hoá chất Đức Giang: Ôm ‘bọc tiền’ hơn 11.100 tỷ, 9 tháng nhận lãi hơn 400 tỷ

(VNF) - Hoá chất Đức Giang ghi nhận hơn 11.117 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn 3 – 12 tháng, tăng hơn 1.300 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý II. Khoản tiền gửi khổng lồ này đem về cho doanh nghiệp hơn 400 tỷ đồng tiền lãi kể từ đầu năm tới nay.

Mì thanh long hút vốn triệu USD, kỳ vọng thu 2.000 tỷ đồng

Mì thanh long hút vốn triệu USD, kỳ vọng thu 2.000 tỷ đồng

(VNF) - Mì thanh long bán chạy hơn 3 triệu gói sau chiến dịch 'lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm'. Nhà sáng lập đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng vào năm 2026.

Tự kiểm tra nợ xấu qua CIC: Dễ nhưng nhiều người vẫn 'sập bẫy' lừa

Tự kiểm tra nợ xấu qua CIC: Dễ nhưng nhiều người vẫn 'sập bẫy' lừa

(VNF) - Nhiều người sập bẫy lừa đảo khi tin vào dịch vụ kiểm tra thông tin tín dụng hay xóa nợ xấu. Theo CIC, bất kỳ tổ chức/cá nhân nào cũng đều không được phép tự ý điều chỉnh các thông tin khách hàng, lịch sử tín dụng hay xóa/điều chỉnh nhóm nợ xấu của khách hàng.