'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nguồn tôm hùm đá chính của Trung Quốc hiện nay là New Zealand, chiếm gần 40% tổng thị phần, tiếp theo là Mexico và Mỹ với tỷ lệ lần lượt là 20 và 16%.
Trong khi đó, ba nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã nỗ lực giành thị phần lớn hơn bằng cách nắm bắt nhu cầu ăn tôm hùm của Trung Quốc, vốn đã tăng vọt khi tầng lớp trung lưu của nước này ngày càng tăng lên.
Cánh cửa cho tôm hùm của các nước này vào Trung Quốc đã mở rộng hơn trong gần 3 năm rưỡi kể từ khi Bắc Kinh cấm nhập khẩu tôm hùm từ Úc để đáp lại lời kêu gọi từ Canberra về một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus Corona. Và mặc dù mối quan hệ song phương được cải thiện kể từ năm ngoái nhưng lệnh cấm vẫn còn hiệu lực.
Indonesia, Thái Lan và Việt Nam chiếm 6,8% tổng thị phần nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc vào năm ngoái, tăng gấp đôi so với năm 2019.
Sự gia tăng này cũng xảy ra khi Bắc Kinh đang tiến gần hơn đến các nước láng giềng Đông Nam Á để giảm bớt những phức tạp địa chính trị ngày càng gia tăng với phương Tây do Mỹ dẫn đầu, trong khi tiềm năng thị trường rộng lớn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục thu hút các nhà xuất khẩu Đông Nam Á mở rộng sự hiện diện của họ.
Dữ liệu hải quan cho thấy Indonesia được xếp hạng là nước xuất khẩu tôm hùm lớn thứ 5 sang Trung Quốc, với giá trị các lô hàng này đạt 18,27 triệu USD vào năm 2023, tăng gần 44% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 2,9% thị phần.
Và Thái Lan, nước xuất khẩu khẩu lớn thứ bảy, đã chứng kiến các lô hàng tôm hùm của nước này tăng gấp 160 lần kể từ năm 2019, từ tổng giá trị 88.123 USD lên 14,1 triệu USD vào năm ngoái, tương đương 2,2% thị phần.
Trước khi lệnh cấm nhập khẩu tôm hùm Australia của Trung Quốc có hiệu lực vào năm 2020, hơn một nửa số tôm hùm nước này đến từ Australia vào năm 2019.
Ông Song Seng Wun, nhà tư vấn kinh tế của CGS CIMB Securities, một công ty dịch vụ tài chính ở Singapore, cho biết: “Trung Quốc là một thị trường tiêu dùng lớn và việc Australia rút lui mang lại cho các nhà xuất khẩu thủy sản trong khu vực Đông Nam Á cơ hội lớn để nhắm vào thị trường hải sản này”.
Song ông cho biết, do lệnh cấm, khối lượng lớn tôm hùm từ Australia cũng trở nên có giá cả phải chăng hơn đối với người tiêu dùng ASEAN.
Các nhà xuất khẩu Mỹ cũng đã nắm bắt được thị trường Trung Quốc trong bối cảnh Australia rút lui. Mỹ chiếm gần 16% thị phần tôm hùm Trung Quốc năm ngoái, tăng từ 2,9% năm 2019 và giá trị thương mại liên quan tăng 3,5 lần lên 97,33 triệu USD.
Tuy nhiên, lượng hàng nhập khẩu ngày càng tăng này vẫn chưa lấp đầy được lỗ hổng do lệnh phong tỏa của Bắc Kinh đối với Australia để lại. Giá trị nhập khẩu tôm hùm đá của Trung Quốc dao động trên 900 triệu USD trong 3 năm trước lệnh cấm, nhưng kể từ năm 2021, giá trị này đã giảm xuống còn khoảng 600 triệu USD.
Số liệu chính thức cho thấy năm ngoái, giá trị nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc là 629 triệu USD, giảm 31% so với năm 2020.
Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm thương mại đối với than Australia vào năm ngoái khi quan hệ giữa hai nước được cải thiện và động thái này khiến thị trường suy đoán rằng tôm hùm Australia có thể được phép quay trở lại Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đang nghiên cứu việc nuôi trồng các giống tôm hùm nước ngoài được nuôi tại địa phương để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Về phần mình, Australia vẫn nuôi hy vọng rằng tôm hùm của nước này sẽ được chào đón trở lại Trung Quốc vào một ngày nào đó.
Xem thêm >> Trung Quốc: Mối đe dọa ngày càng tăng với ngành công nghiệp ô tô Mỹ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.