'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Macron, nếu Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) thì châu Âu chính là nạn nhân của quyết định này vì vậy châu Âu cần phải giảm sự lệ thuộc vào sức mạnh của Mỹ.
“Tổng thống Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ ra khỏi một hiệp định giải giáp quan trọng vốn được ký kết sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở châu Âu vào những năm 1980, ai sẽ là nạn nhân chính? Châu Âu và an ninh của chúng ta”, ông Macron phát biểu trên Đài Europe 1 ngày 6/11.
“Chúng ta phải tự bảo vệ mình trước Trung Quốc, Nga và thậm chí là Mỹ. Chúng ta sẽ không bảo vệ được người dân châu Âu trừ phi chúng ta quyết định xây dựng một quân đội châu Âu thật sự”, nhà lãnh đạo Pháp nói thêm.
Tổng thống Macron đã thúc đẩy thành lập một lực lượng vũ trang bao gồm chín nước châu Âu vốn có thể nhanh chóng triển khai một chiến dịch quân sự chung, sơ tán người dân từ vùng chiến sự hay cứu trợ sau một thảm họa thiên nhiên.
Bộ trưởng Quốc phòng của chín nước này sẽ gặp nhau ở Paris lần đầu tiên vào hôm nay (7/11) để bắt đầu phác thảo ra chi tiết lực lượng này sẽ hoạt động như thế nào.
Trong nhiều năm qua, EU đã nỗ lực để tăng cường khả năng phòng thủ, trong đó có tăng chi tiêu quốc phòng. Đầu năm nay, Ủy ban châu Âu thông báo, ngân sách năm 2019 sẽ dành 245 triệu euro (280 triệu USD) cho Chương trình Phát triển Công nghiệp Quốc phòng châu Âu.
Khối EU dự tính sẽ tăng đáng kể ngân sách quốc phòng kể từ năm 2021 để dành khoảng 13 tỷ euro (15 tỷ USD) trong vòng bảy năm để nghiên cứu và phát triển thiết bị mới.
Pháp và Đức, 2 đầu tàu của EU cũng đang có kế hoạch thúc đẩy một nền quốc phòng châu Âu thực sự, không chịu ảnh hưởng của Mỹ.
Lời kêu gọi của ông Macron được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã khẳng định rằng Nga sẽ đáp trả thích đáng và nhanh chóng nếu Mỹ rút khỏi INF đồng thời sẽ nhắm vào các nước châu Âu nếu các nước này đồng ý cho Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân tại đó.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Moscow sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ngày 24/10, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh: "Các nước châu Âu đồng ý cho Mỹ triển khai trên lãnh thổ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung... cần phải hiểu rằng họ đang đặt các lợi ích của mình trước mối đe dọa có thể bị tấn công tên lửa".
Đồng thời nhà lãnh đạo nước Nga cũng bày tỏ quan điểm rằng không nên đẩy châu Âu rơi vào tình trạng nguy hiểm cao và đây là điều mà Nga muốn tránh nếu có thể.
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ biển. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10 tuyên bố rút khỏi INF, cho rằng Nga liên tục vi phạm thỏa thuận này bằng việc phát triển tổ hợp tên lửa Novator 9M729 với tầm bắn tới 5.000 km. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không vi phạm hiệp ước. |
Xem thêm >> Tổng thống Pháp ‘cản trở’ cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Putin tại Paris?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.