Trái phiếu chính phủ thêm 'trọng trách' mới
(VNF) - Trái phiếu chính phủ sẽ đóng vai trò cung cấp nguồn vốn chủ lực, dòng tài chính dài hạn để Chính phủ kiến tạo các dự án trọng điểm mang tính định hình tương lai của đất nước.
Chặng đường 15 năm của trái phiếu chính phủ
Một năm sau khi Đề án xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt được phê duyệt, ngày 24/9/2009, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) chính thức đi vào hoạt động. Cột mốc này đánh dấu bước ngoặt quan trọng, mở ra một thời kỳ mới trong huy động nguồn lực cho ngân sách quốc gia.
Trải qua 15 năm, TPCP đã đóng vai trò quan trọng trong tài trợ ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển các dự án chiến lược của quốc gia, từ xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, cải thiện an sinh xã hội cho đến cải thiện hệ thống y tế, giáo dục. Thống kê mới đây của Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 10/2024, quy mô dư nợ TPCP đã đạt trên 2,35 triệu tỷ đồng, tương đương 23% GDP. Đây là con số đáng kinh ngạc nếu so sánh với mức 159.546 tỷ đồng (chiếm 8,77% GDP) vào năm 2009.
Trong giai đoạn 2009 – 2024, quy mô phát hành TPCP qua đấu thầu có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 40%/năm, tương ứng với khoảng hơn 225 nghìn tỷ đồng được huy động mỗi năm, chiếm 24% tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước năm 2023.

Không chỉ tăng trưởng nhanh về quy mô phát hành, lãi suất huy động của TPCP cũng giảm đáng kể qua từng giai đoạn, giúp ngân sách nhà nước “tiết kiệm” hàng nghìn tỷ đồng. Đơn cử như ở kỳ hạn 5 năm, lãi suất huy động đã giảm từ 11%/năm vào năm 2009 xuống còn 1,91%/năm vào cuối tháng 11/2024.
Ban đầu, TPCP chỉ được phát hành với các kỳ hạn ngắn từ 2 năm đến 10 năm, nhưng theo thời gian, thị trường đã mở rộng và đa dạng hóa các kỳ hạn, thêm vào các kỳ hạn dài từ 15 đến 30 năm. Điều này không chỉ giúp tăng khả năng huy động vốn từ các nhà đầu tư với các thời gian đầu tư khác nhau, mà quan trọng hơn, giúp giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn, cân bằng các dòng thu chi ngân sách, tối ưu hóa việc quản lý nợ công.
Đồng thời, cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường TPCP cũng được cải thiện khi tỷ lệ nắm giữ TPCP của các tổ chức bảo hiểm và các nhà đầu tư tổ chức khác có xu hướng gia tăng. Cụ thể, trước năm 2015 khối bảo hiểm và các công ty tài chính, quỹ đầu tư tài chính khác chỉ chiếm khoảng 20%, thì đến nay, con số này đã tăng lên khoảng 60%.
Với những bước tiến ấn tượng đó, thị trường TPCP đã và đang trở thành cánh tay vững chắc trong chiến lược tự chủ tài chính quốc gia, giúp giảm dần sự phụ thuộc vào nợ vay nước ngoài. Nợ vay nước ngoài đã giảm từ 73,6% vào năm 2010 xuống còn 37 – 38% vào cuối năm 2023.
Không dừng ở đó, thị trường TPCP còn được ví như một “cỗ máy tăng tốc” khi liên tục được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á, tạo đà cho sự bứt phá mạnh mẽ, góp phần xây dựng nền tài chính tự chủ và bền vững.
Thêm trọng trách trong kỷ nguyên mới
Bước vào kỷ nguyên mới, Chính phủ xác định đầu tư công là con đường chủ đạo để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm chi phí logistics và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia. Trong bối cảnh đó, thị trường TPCP được kỳ vọng sẽ tiếp tục là “cánh tay nối dài” của chính sách tài khóa, công cụ chiến lược quan trọng giúp hiện thực hóa tầm nhìn quốc gia.
Nhiều chuyên gia nhận định 2025 – 2030 là giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ của các dự án hạ tầng trọng điểm, trong đó đáng chú ý nhất là đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sân bay quốc tế Long Thành hay cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2…
Để đảm bảo nguồn vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, Chính phủ dự kiến nâng quy mô phát hành TPCP năm 2025 lên hơn 815.000 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2024. Nguồn vốn từ TPCP được dự kiến chiếm gần 76% tổng dư nợ chính phủ. Từ kế hoạch huy động vốn này, có thể thấy được vai trò trọng yếu của TPCP trong chiến lược huy động vốn của quốc gia trong giai đoạn kỷ nguyên mới của đất nước.
Theo các chuyên gia, TPCP sẽ đóng vai trò cung cấp nguồn vốn chủ lực, cung cấp dòng tài chính dài hạn để Chính phủ kiến tạo các dự án trọng điểm mang tính định hình tương lai của đất nước như phát triển hạ tầng giao thông hiện đại, năng lượng tái tạo xanh, nền tảng hạ tầng số… phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 8% trong năm 2025 và tăng trưởng hai chữ số trong giai đoạn 2026 – 2030.
TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, phân tích thêm, phát hành TPCP là cách hiệu quả để thu hút vốn lớn từ các nhà đầu tư trong nước, giảm áp lực lên ngân sách nhà nước, nhất là đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Giá trị TPCP còn tương đối nhỏ so với quy mô tài sản tài chính trong nước, cho thấy vẫn còn dư địa tài chính để phát hành thêm nếu cần mà không gây áp lực đáng kể lệ hệ thống tài chính của quốc gia. Chẳng hạn như dự kiến đến năm 2035, quy mô phát hành thêm khoảng 150.000 tỷ đồng để tài trợ cho đường sắt tốc độ cao, nâng tổng giá trị TPCP lên 500.000 tỷ đồng, mới chỉ chiếm gần 3,2% tổng tài sản của toàn hệ thống tài chính.

Không chỉ trong các dự án hạ tầng lớn, TPCP còn được coi là công cụ tài chính hiệu quả trong phát triển các lĩnh vực xã hội khác, điển hình như chương trình phát triển nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng mới đây vừa đề xuất phát hành TPCP trị giá 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ thực hiện mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, giải quyết phần lớn nhu cầu vay cho người dân. Hiện tại, gói 120.000 tỷ đồng từ ngân hàng thương mại và ngân sách chỉ đáp ứng 24% so với yêu cầu vốn lên đến 500.000 tỷ đồng cho toàn bộ dự án.
Nhận thức được tầm quan trọng của TPCP, Bộ Tài chính gần đây đã công bố 5 nhóm giải pháp thiết thực nhằm tạo ra những bước ngoặt quan trọng cho thị trường TPCP trong thời gian tới. Thứ nhất, phát triển thị trường TPCP làm nòng cốt để phát triển thị trường trái phiếu, đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2025 - 2030. Thứ hai, đối với thị trường sơ cấp TPCP, phát hành đều đặn các sản phẩm trái phiếu gắn với tái cơ cấu danh mục nợ TPCP theo hướng bền vững, đảm bảo có đầy đủ kỳ hạn trái phiếu từ 3 - 30 năm. Đối với thị trường thứ cấp TPCP, tiếp tục cải tiến mô hình tổ chức thị trường và hệ thống giao dịch; cải tiến chế độ thông tin, báo cáo giao dịch, tiến tới xây dựng một đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tài chính.
Thứ ba, nâng cao vai trò của nhà tạo lập thị trường với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Thứ tư, tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều hành thị trường tài chính, thị trường trái phiếu; phát triển đồng bộ các cấu phần của thị trường tài chính như thị trường phái sinh, thị trường tiền tệ, ngoại hối để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường TPCP và thêm kênh đầu tư cho các nhà đầu tư trên thị trường. Thứ năm, tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế, kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút tham gia vào thị trường Việt Nam.
Năm 2025, hết thời trái phiếu hóa 'trái đắng'?
- Từ trái phiếu xanh tới quỹ ESG: Dòng vốn xanh Việt Nam tiến một bước dài 15/01/2025 02:00
- Dồn dập phát hành trái phiếu: Nhiều ngân hàng hút về hơn 1 tỷ USD 06/01/2025 09:30
- TS Lê Xuân Nghĩa: 'Chỉ khi BĐS khởi sắc, trái phiếu DN mới đi lên' 09/12/2024 08:00
Lãi từ tiền gửi tiết kiệm sẽ bị đánh thuế thu nhập cá nhân?
(VNF) - Đề nghị nghiên cứu mở rộng cơ sở thuế thu nhập với lãi tiền gửi tiết kiệm theo hướng chỉ nên miễn đối với quy mô tiết kiệm nhỏ, theo UBND TP. Cần Thơ
Thu thuế thu nhập cá nhân tăng gấp 5 lần sau hơn 10 năm
(VNF) - Tính từ năm 2011, khi số thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đạt hơn 38.000 tỷ đồng, đến nay năm 2024 con số này là gần 190.000 tỷ tăng gấp 5 lần, theo số liệu của Bộ Tài chính
Tập đoàn Điện Quang: Kinh doanh liên tục đi xuống, thua lỗ kỷ lục
CTCP Tập đoàn Điện Quang (DQC) chưa cải thiện tình hình kinh doanh trong năm 2024 khi tiếp tục thua lỗ hơn 101 tỷ đồng. Công ty lý giải thua lỗ lớn chủ yếu do phải trích lập dự phòng các khoản.
Cảnh báo nóng: Chiêu thức mạo danh cơ quan thuế lừa đảo người dân
(VNF) - Cục thuế TP. Hồ Chí Minh mới đây đã cảnh báo, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế và công chức thuế để lừa đảo người nộp thuế
Đưa 'Việt Nam thành điểm trung chuyển quan trọng của dòng vốn quốc tế'
(VNF) - Đại diện EuroCham Vietnam cho rằng, việc phát triển TP. HCM thành một trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp nâng tầm những lợi thế sẵn có, giúp Việt Nam thành điểm trung chuyển quan trọng của dòng vốn khu vực và quốc tế
Cổ phiếu khoáng sản chưa dứt cơn say, 'ngựa sắt' TNV phi nước đại
(VNF) - "Ngựa sắt" TNV có lẽ là mã duy nhất đủ sức "giật spotlight" của nhóm khoáng sản trong danh sách cổ phiếu tăng mạnh tuần qua.
Chấm dứt miễn thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng
(VNF) - Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua dịch vụ chuyển phát nhanh không còn được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ ngày 18/2 tới đây, theo Tổng cục Hải quan
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.900 tỷ, MWG và VNM chịu áp lực xả mạnh
(VNF) - Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.900 tỷ đồng trong tuần qua, tập trung mạnh vào MWG, VNM và một số bluechip, đảo chiều mạnh mẽ ở MSN, FPT.
'Ông lớn' Điện máy Việt Hàn bị truy thu 1,7 tỷ đồng tiền thuế
(VNF) - Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Hàn nộp tiền truy thu, xử phạt, tiền chậm nộp 1,7 tỷ đồng.
Có 8 triệu tài khoản, hệ sinh thái tài chính không thể 'quên' tiền số?
(VNF) - Theo các chuyên gia, crypto là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái tài chính và việc có một sàn giao dịch tiền số là cần thiết.
Sàn TMĐT phải cung cấp thông tin người kinh doanh cho cơ quan thuế
(VNF) - Trong dự thảo Nghị định mới, Tổng cục Thuế nhấn mạnh về trách nhiệm của tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) trong việc cung cấp thông tin của cá nhân, hộ kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan thuế
Hoàn thuế Thu nhập cá nhân: Tự động hoàn toàn, 3 ngày có kết quả
(VNF) - Đó là nội dung được nêu trong quyết định của Tổng cục Thuế về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, chậm nhất sau 3 ngày người nộp thuế (NNT) sẽ biết kết quả
'Đầu tư ở Việt Nam, tham gia đầy đủ thị trường tài chính toàn cầu'
(VNF) - Theo TS Võ Trí Thành, Việt Nam cần đảm bảo rằng “người chơi” trong trung tâm tài chính quốc tế có thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động của thị trường tài chính toàn cầu.
Đề xuất giảm số bậc, nới khoảng cách tính thuế thu nhập cá nhân
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất phương án điều chỉnh biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương từ 7 bậc xuống mức phù hợp, đồng thời nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế
Tham vọng vỡ tan, 'vua tôm' Minh Phú thua lỗ cao nhất lịch sử
(VNF) - Lên kế hoạch lãi sau thuế 1.265 tỷ đồng nhưng Thuỷ sản Minh Phú phải ngậm ngùi báo lỗ năm thứ hai liên tiếp, mức cao nhất trong lịch sử.
Luật thuế TNCN chậm sửa đổi, người dân càng chịu 'thiệt kép'
(VNF) - Theo các chuyên gia, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, nếu Luật thuế TNCN càng chậm sửa đổi, người dân sẽ càng phải chịu "thiệt kép"
UBCKNN nghiên cứu triển khai một số khuyến nghị phát triển thị trường vốn của VFCA
(VNF) - Đây là sự ghi nhận của UBCKNN đối với những đề xuất mang tính chiến lược mà VFCA đưa ra sau Hội thảo “Toàn cảnh thị trường vốn năm 2024 và triển vọng năm 2025”.
Năm 2025: Hơn 200 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn, nhóm bất động sản đứng đầu
(VNF) - Theo VNDIRECT, áp lực trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đáo hạn năm 2025 sẽ rơi vào 2 quý cuối năm khi tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn của 2 quý này chiếm hơn 65% tổng giá trị đáo hạn năm 2025.
Liên tục bị bán ròng, FPT ‘hở’ room ngoại gần 4,3%
(VNF) - Trước đó, FPT là "con cưng" của nhà đầu tư nước ngoài khi thường xuyên kín room ngoại ở mức 49%.
Chuyên gia chỉ cách giúp giáo viên tăng thu nhập khi cấm dạy thêm
(VNF) - Sau Thông tư 29, các chuyên gia giáo dục dự kiến sẽ có sự chuyển dịch trong phương pháp giảng dạy. Các giáo viên có thể tập trung hơn vào việc nâng cao chất lượng trong giờ học chính khóa, đồng thời tìm kiếm các phương pháp dạy học sáng tạo và hiệu quả hơn.
Đề xuất đánh thuế TNCN 2,5% với thu nhập đến 5 triệu/tháng
(VNF) - Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đề xuất giảm một nửa mức thuế suất đối với đối tượng nộp thuế ở 3 bậc đầu tiên do thu nhập của nhóm này chỉ ở mức đủ trang trải cuộc sống.
Cienco 4: Ông lớn xây dựng giao thông bị ‘bêu tên’ chậm đóng BHXH
(VNF) - Tập đoàn Cienco 4 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng, ghi nhận doanh thu năm 2024 lên tới hơn 3.171,2 tỷ đồng, nhưng đang bị Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội “bêu tên” vì... nợ BHXH.
Gửi tiết kiệm lãi 5 - 6% hay đầu tư quỹ trái phiếu có lợi nhuận cao hơn?
(VNF) - Trong những năm gần đây, ngành quản lý quỹ tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển đáng kể, phản ánh qua sự gia tăng về số lượng quỹ, quy mô tài sản và số lượng nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, so với tiềm năng của thị trường, lĩnh vực này vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Hút 'cá mập' toàn cầu về trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam
(VNF) - Để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, Việt Nam cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo dòng vốn thông suốt để thu hút các "cá mập" tài chính và nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Điểm chung bất ngờ giữa hai lãnh đạo cao nhất Chứng khoán LPBank
(VNF) - Tân Chủ tịch HĐQT và tân Tổng giám đốc của Chứng khoán LPBank đều là "người cũ" của SSI, đồng thời sở hữu kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực tài chính.
Lãi từ tiền gửi tiết kiệm sẽ bị đánh thuế thu nhập cá nhân?
(VNF) - Đề nghị nghiên cứu mở rộng cơ sở thuế thu nhập với lãi tiền gửi tiết kiệm theo hướng chỉ nên miễn đối với quy mô tiết kiệm nhỏ, theo UBND TP. Cần Thơ
Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.