'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều chủ nhật 24/7, sau chuyến du lịch ngắn ngày từ Ninh Thuận, một nhóm du khách hồi hộp xác định lộ trình về TP. HCM. Anh Bùi Thanh Tuấn, giám đốc một xưởng xe, thành viên nhóm mở Google map kiểm tra đoạn đường qua trạm thu phí trên cao tốc. Anh than thở: “Lại báo kẹt xe đỏ quạch rồi, chắc kẹt mất khoảng 1 - 2 tiếng!”. Nhưng nhóm cũng không còn lựa chọn nào khác vì những lộ trình khác thì xa hơn cả chục cây số, mà cũng không biết có thoát cảnh kẹt xe hay không.
Ùn ứ thường xuyên tại trạm thu phí Long Phước (Ảnh: Nam Phương)
Câu chuyện tính toán thời gian về TP. HCM luôn là tâm điểm của những người khi có việc phải di chuyển theo hành trình từ hướng Đông Bắc về TP. HCM. Tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành – Dầu Giây thường được lựa chọn do cho phép di chuyển đến 120km/h, cự ly di chuyển ngắn hơn dù phải trả phí khá cao.
Nhưng vào ngày cuối tuần hoặc giờ cao điểm, hàng ngàn phương tiện đổ dồn về, nhất là những ngày nghỉ, đường cao tốc sẽ trở nên chật cứng, xe nhích từng chút một. Có những đợt xe xếp hàng cả tiếng, kéo dài qua khỏi cầu Đồng Nai, nhưng vẫn không thể đến được trạm thu phí Long Phước.
Dễ dàng nhận thấy trên đường, các tài xế rất mệt mỏi vì hành trình dài từ Ninh Thuận, tuy đã đến địa phận TP. HCM nhưng đành bất lực vì không thể di chuyển nhanh hơn được. Nhiều gia đình có con nhỏ phải dừng xe bên đường, trẻ con khóc ré lên vì đói. Người đi đường vừa chờ đợi, vừa kể chuyện “khổ ải” vì mất thời gian, công sức khi qua đoạn đường này.
Anh Lê Văn Đức cùng gia đình đi Long Hải chơi cho biết: “Dù chuẩn bị tâm lý đi từ rất sớm, nhưng mới 7h30 sáng, gia đình tôi đã phải chịu cảnh 'chật như nêm' khi vừa vào đầu tuyến cao tốc. Tuy nhiên, chúng tôi không còn cách nào khác”.
Chị Hà, vợ anh Đức thì tâm sự, công ty cho nhân viên nghỉ phép đi du lịch 2 ngày, sáng sớm đã dừng hẳn trên cao tốc vì nghe nói có một vụ va chạm giao thông khi qua khỏi trạm thu phí, thế là mất nửa ngày đi đường dù đoạn đường đến khu nghỉ dưỡng chỉ hơn trăm cây số.
“Hành trình vượt trạm thu phí của nhiều nhóm thanh niên đi du lịch như chúng tôi cũng mất hơn 1 giờ đồng hồ. Nhiều hôm về đến nhà thì đã khuya, ai cũng mệt mỏi, đói meo”, chị Vân Anh, thành viên một nhóm sinh viên chuyên đi du lịch bằng hình thức cắm trại cho biết.
Để giải cứu cho cao tốc TP. HCM - Long Thành – Dầu Giây thường xuyên ùn ứ giao thông, Bộ GTVT đã chỉ đạo từ ngày 1/8, đưa vào vận hành các làn thu phí không dừng, có giải pháp phân luồng giao thông, tuyên truyền rộng rãi để tài xế nắm được thông tin chấp hành đúng quy định. Trước khi đưa các làn thu phí tự động (ETC) phải thử nghiệm thật kỹ tránh tình trạng xảy ra sự cố kỹ thuật ảnh hưởng giao thông.
Đồng thời, nhà cung cấp dịch vụ tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng địa điểm và hình thức dán thẻ để tạo thuận tiện cho chủ phương tiện. Ngoài ra, đơn vị đang đẩy nhanh việc dán thẻ thu phí và tận tình hướng dẫn lái xe cách sử dụng, phân luồng hướng dẫn phương tiện từ xa, nếu xảy ra các trường hợp trục trặc lỗi kỹ thuật phải có giải pháp xử lý nhanh tránh trường hợp ô tô đến trạm mất thời gian.
Theo báo cáo, trên cao tốc Long Thành trung bình có khoảng 50.000 lượt xe qua cao tốc, mỗi ngày dán thẻ VETC cho khoảng 5.000 lượt xe ô tô. Hiện tiến độ lắp bổ sung các làn thu phí tự động không dừng đã cơ bản hoàn thành, đơn vị lắp đặt đang hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để hoàn thành xong trước 31/7.
Tại trạm thu phí nút giao 319 kết nối cao tốc Long Thành, ông Đới Hùng Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT 319 - Cường Thuận CTI (nhà đầu tư) cho biết đến nay, các làn thu phí ETC đã được lắp đặt hoàn chỉnh. Hiện nhà đầu tư đang kết nối đường truyền dữ liệu với cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, đảm bảo đến ngày 1/8, các xe đã dán thẻ sẽ lưu thông thuận lợi.
Theo số liệu từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), tính đến hết ngày 15/7, số lượng các làn thu phí Bộ GTVT phụ trách là 4 làn (1,8%), các địa phương là 16 làn (7,5%) và nhiều nhất là 4 tuyến cao tốc của VEC (chiếm khoảng 60%).
Như vậy, từ ngày 1/8, 4 tuyến cao tốc (Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi) đã chính thức được lắp đặt làn ETC có công nghệ thu phí là RFID - sử dụng thẻ eTag và ePass đồng bộ với các tuyến đường khác trên cả nước.
Theo thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), đơn vị chủ quản tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự kiến từ ngày 26/7/2022 sẽ thực hiện thu phí không dừng hoàn toàn trên tuyến cao tốc này. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.