'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hãng tin Nikkei của Nhật Bản mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết chính phủ nước này đang tiến hành bàn bạc với Nhật Bản về việc tham gia dự án đường sắt cao tốc kết nối thủ đô Jakarta với Bandung, thành phố lớn thứ ba của Indonesia.
Bắc Kinh và Jakarta đã ký thoả thuận thành lập đơn vị liên doanh xây dựng và vận hành tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung vào tháng 10/2015.
Jakarta-Bandung là tuyến đường sắt nước ngoài đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ và thiết bị đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc. Đơn vị xây dựng và vận hành tuyến đường gồm Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRG) China và PT Wijaya Karya Tbk, đơn vị nhà nước của Indonesia. Công trình được tài trợ chủ yếu bằng các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB).
Khi được hoàn thiện, đây sẽ là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á, có chiều dài khoảng 142km với tốc độ dự kiến tối đa 350 km/h, được cho là sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa Jakarta với Bandung xuống còn 45 phút.
Dự án ban đầu dự kiến khánh thành vào năm 2019 nhưng Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Luhut Pandjaitan hồi tháng 4 mới đây đã tuyên bố xem xét lên lịch lại các thời hạn mục tiêu của dự án do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dự án có thể kéo dài tới năm 2022.
Một đánh giá của chính phủ Indonesia cũng chỉ ra chi phí của dự án có thể tăng từ 5,5 tỷ USD theo dự kiến ban đầu lên 6 tỷ USD.
Hãng tin Nikkei ngày 8/6 dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết nước này đang thảo luận về việc mở rộng tuyến đường sắt tốc độ cao Jakarta - Bandung đến thành phố Surabaya và đề nghị Nhật Bản tham gia dự án.
Nhiều ý kiến trong chính phủ Indonesia cho rằng một tuyến đường chạy từ Bandung tới Surabaya sẽ hiệu quả hơn là việc xây các tuyến đường riêng chạy về phía đông và đông nam từ thủ đô.
Bên cạnh đó, việc chi phí của dự án Jakarta - Bandung bị đội lên cao cũng được xem là một điểm để phía Indonesia cân nhắc tới sự tham gia của Nhật Bản.
"Nhật Bản là đối tác quan trọng trong quá trình phát triển hạ tầng của Indonesia, và sự hợp tác sẽ giúp kết nối tốt hơn các thành phố Indonesia, đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế nhanh hơn ", Ngoại trưởng Retno Marsudi nhấn mạnh.
Trước đó, sau hai năm đàm phán, Indonesia và Nhật Bản hồi tháng 9/2019 đã ký một thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt tốc độ trung bình nối thủ đô Jakarta của Indonesia và Surabaya, thành phố lớn thứ hai nước này.
Theo thỏa thuận, tuyến đường sắt sẽ được thực thi theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là nối Jakarta với thủ phủ Semarang của tỉnh Trung Java với chiều dài 436 km và giai đoạn hai là nối Semarang với Surabaya, thủ phủ của tỉnh Đông Java với chiều dài 284 km.
Giới chức hai nước cho biết, giá trị đầu tư ban đầu của dự án ước tính vào khoảng 60.000 tỷ Rupiah (tương đương 4,2 tỷ USD).
Chính phủ Indonesia năm 2018 quyết định chỉ có các công ty của nước này và Nhật Bản được phép tham gia đấu thầu xây dựng tuyến đường sắt trên. Việc Indonesia chọn Nhật Bản tham gia dự án là nỗ lực của Jakarta nhằm xoa dịu sự thất vọng Tokyo sau khi đấu thầu bất thành dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc giữa Jakarta và Bandung mà phía Trung Quốc đã trúng thầu.
Xem thêm >> Mỹ: Biểu tình bước sang ngày thứ 13, sở cảnh sát Minneapolis bị giải thể
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.