Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Thông báo được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra trong cuộc họp vào tuần trước tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - Châu Phi, theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Cũng tại cuộc họp, ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng chính ở châu Phi thông qua tài trợ, đầu tư.
“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu từ châu Phi, hỗ trợ sự phát triển lớn hơn của các lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất của châu Phi, đồng thời mở rộng hợp tác trong các ngành mới nổi như nền kinh tế kỹ thuật số, y tế, lĩnh vực xanh và carbon thấp”, Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh.
Cũng theo ông Vương, để giúp giải quyết tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi, trong năm nay, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một đợt hỗ trợ lương thực mới cho 17 quốc gia châu Phi có nhu cầu, và sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào sản xuất và chế biến nông sản ở châu Phi để giúp thực hiện khả năng tự cung cấp lương thực.
Theo nghiên cứu của Trường Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao thuộc Trường ĐH Johns Hopkins, kể từ năm 2000, Trung Quốc đã công bố nhiều đợt xóa nợ các khoản vay không lãi suất cho nhiều nước châu Phi, hủy những khoản nợ trị giá ít nhất 3,4 tỷ USD đến năm 2019.
Những khoản nợ được hủy giới hạn trong các khoản vay viện trợ nước ngoài không lãi suất đến hạn, trong đó Zambia được hủy nợ nhiều đợt nhất trong khoảng thời gian đó.
Tuy nhiên, phần lớn các khoản cho vay gần đây của Trung Quốc ở châu Phi, như các khoản vay ưu đãi và các khoản vay thương mại, chưa từng được xem xét hủy bỏ mặc dù một số khoản đã được tái cơ cấu.
Hiện hai cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh để giành ảnh hưởng trên toàn thế giới, và động thái của Bắc Kinh được đưa ra ở thời điểm căng thẳng giữa hai nước đang leo thang mạnh mẽ sau những chuyến thăm gần đây của phái đoàn Mỹ đến Đài Loan.
Động thái của Trung Quốc cũng nhấn mạnh nỗ lực của nước này trong việc xây dựng quan hệ với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Theo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc chiếm gần 40% tổng nợ song phương và nợ tư nhân mà các quốc gia nghèo nhất thế giới cần phải thanh toán trong năm nay.
Hồi năm ngoái, IMF đã hỗ trợ số tiền kỷ lục lên tới 650 tỷ USD nhằm giúp các nước thành viên vượt qua tác động của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cũng thúc giục các quốc gia giàu hơn làm nhiều hơn nữa bằng cách cho vay dự trữ của họ cho những quốc gia nghèo hơn.
Theo Bloomberg, riêng Trung Quốc đã nhận được số tiền khoảng 38,2 tỷ USD thông qua việc IMF áp dụng quyền rút vốn đặc biệt gần đây.
Ông Vương cho biết Trung Quốc sẵn sàng chuyển quyền rút vốn đặc biệt trị giá 10 tỷ USD của Trung Quốc thông qua hai quỹ tín thác của IMF để giúp đỡ các quốc gia nghèo và có thu nhập trung bình.
Theo ông Vương, kể từ khi Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi diễn ra tại Senegal vào tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã chuyển 3 tỷ USD trong số 10 tỉ USD như cam kết cho các tổ chức tài chính châu Phi.
Bên cạnh đó, Trung Quốc trong năm nay cũng đã đồng ý miễn thuế nhập khẩu đối với 98% hàng hóa xuất khẩu từ 12 quốc gia châu Phi và cung cấp hỗ trợ lương thực khẩn cấp cho Djibouti, Ethiopia, Somalia và Eritrea.
Xem thêm >> Saudi Arabia cảnh báo OPEC+ có thể cát giảm sản lượng để nâng giá dầu
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.