Trung Quốc ‘bứt tốc’, chính thức vượt Mỹ thành quốc gia giàu nhất thế giới

Thanh Tú - 16/11/2021 14:43 (GMT+7)

(VNF) - Tài sản ròng tăng gấp 17 lần từ từ 7.000 tỷ USD vào năm 2000 lên 120.000 tỷ vào năm 2020, Trung Quốc đã chính thức soán ngôi “giàu nhất thế giới” mà Mỹ đã nắm giữ bao lâu nay.

VNF
Trung Quốc ‘bứt tốc’, chính thức vượt Mỹ thành quốc gia giàu nhất thế giới.

Bloomberg ngày 16/11 dẫn báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company (trụ sở tại Mỹ) cho thấy số lượng của cải toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong hai thập kỷ qua. Cụ thể, vào năm 2000, giá trị tài sản ròng trên toàn thế giới ở mức 156.000 tỷ USD, tới năm 2020 đã tăng lên 514.000 tỷ USD.

Trong đó, Trung Quốc là nước có giá trị tài sản ròng tăng ấn tượng nhất, từ 7.000 tỷ USD năm 2000 lên 120.000 tỷ USD năm 2020, tức tăng tới 17 lần.

 Mức tăng giá trị tài sản ròng của 10 nước từ năm 2000-2020, tính theo nghìn tỷ USD.

Trong khi đó, tài sản ròng của Mỹ có mức tăng khiêm tốn hơn khi chỉ tăng gấp đôi và chạm ngưỡng 90.000 tỷ USD trong năm 2020, ít hơn Trung Quốc 30.000 tỷ USD. Như vậy, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước có khối tài sản ròng cao nhất toàn cầu.

Theo  báo cáo của McKinsey, điểm chung của cả hai cường quốc này là hơn 2/3 của cải tích lũy thuộc 10% hộ gia đình giàu nhất, và tỷ lệ này vẫn đang tăng lên.

68% giá trị tài sản ròng toàn cầu nằm ở bất động sản

Cũng theo báo cáo của McKinsey, khoảng 68% lượng giá trị tài sản ròng toàn cầu được cất giữ dưới dạng bất động sản. Sự gia tăng tài sản toàn cầu đã được thúc đẩy bởi giá bất động sản tăng cao.

Tuy nhiên điều này sẽ khiến nhiều người không đủ khả năng sở hữu nhà ở, làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính như năm 2008 tại Mỹ, do “bong bóng” bất động sản bị vỡ. Trung Quốc có thể rơi vào tình huống tương tự vì khoản nợ khổng lồ của các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande Group.

Khoảng 68% lượng giá trị tài sản ròng toàn cầu được cất giữ dưới dạng bất động sản.

Bất động sản và các lĩnh vực liên quan chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp này đã giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia tỷ dân.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng liệu động lực tăng trưởng này có phải một quả bom hẹn giờ của nền kinh tế hay không. Theo các chuyên gia kinh tế tại Nomura, ngành công nghiệp bất động sản Trung Quốc đang ngồi trên núi nợ khổng lồ lên tới 5.200 tỷ USD.

Ngân hàng trung ương Mỹ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc sẽ lan sang thị trường tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế Mỹ.

Xem thêm >> Trung Quốc ra 'tối hậu thư' cho các ông lớn công nghệ

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sau thời bùng nổ, loạt dự án nghìn tỷ ở Vân Đồn 'mỏi mắt' tìm chủ đầu tư

Sau thời bùng nổ, loạt dự án nghìn tỷ ở Vân Đồn 'mỏi mắt' tìm chủ đầu tư

(VNF) - Tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhiều dự án nghỉ dưỡng có vốn đầu tư lên đến nghìn tỷ đồng vẫn chưa tìm được chủ đầu tư.

HNA cầm cố tài sản, huy động gần 700 tỷ ‘thâu tóm’ Thủy điện Nậm Nơn

HNA cầm cố tài sản, huy động gần 700 tỷ ‘thâu tóm’ Thủy điện Nậm Nơn

(VNF) - Công ty Cổ phần Thuỷ điện Hủa Na (HOSE: HNA) – DN đang sở hữu Nhà máy thuỷ điện Hủa Na đang lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc dùng tài sản của công ty thế chấp ngân hàng, mở rộng quy mô phát triển...

BĐS tồn kho gần 11,5 tỷ USD, không 'chết' nhưng chưa hết bế tắc

BĐS tồn kho gần 11,5 tỷ USD, không 'chết' nhưng chưa hết bế tắc

(VNF) - Tổng giá trị tồn kho bất động sản ước tính đến cuối tháng 3/2024 khoảng hơn 286.000 tỷ đồng (tương đương hơn 11,4 tỷ USD). Chuyên gia cho rằng giá trị tồn kho thực chất phản ánh vướng mắc về pháp lý của các dự án và khó khăn về dòng tiền triển khai dự án của các chủ đầu tư.

Ô tô Trung Quốc tham vọng chiếm 1/3 thị phần ô tô toàn cầu

Ô tô Trung Quốc tham vọng chiếm 1/3 thị phần ô tô toàn cầu

(VNF) - Các công ty sản xuất ô tô Trung Quốc đang lên kế hoạch mở rộng ra thị trường quốc tế nhằm đạt 33% thị phần ô tô toàn cầu vào năm 2030.

Bình Định: Đầu tư nhà máy chế biến gỗ, nội thất 823 tỷ đồng

Bình Định: Đầu tư nhà máy chế biến gỗ, nội thất 823 tỷ đồng

(VNF) - UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy sản xuất viên nén sinh học và chế biến vật liệu gỗ nội thất.

BĐS Lâm Đồng nóng trở lại: Bỏ hơn 5.800 nghìn tỷ mua đất nền

BĐS Lâm Đồng nóng trở lại: Bỏ hơn 5.800 nghìn tỷ mua đất nền

(VNF) - Tình hình giao dịch bất động sản quý II/2024 tại tỉnh Lâm Đồng tăng mạnh so với quý trước, tăng mạnh nhất là phân khúc đất nền.

HDI Global SE rót thêm gần 400 tỷ, gia tăng chi phối PVI

HDI Global SE rót thêm gần 400 tỷ, gia tăng chi phối PVI

(VNF) - HDI Global SE dự kiến mua vào 7 triệu cổ phiếu PVI, trong khi đó nhóm IFC sẽ bán ra 9 triệu cổ phiếu PVI.

Qua 6 tháng năm 2024, FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD

Qua 6 tháng năm 2024, FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD

(VNF) - Trong tháng 6, lượng vốn FDI điều chỉnh tăng vượt trội với gần 1,9 tỷ USD, góp phần làm tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Bốn phương pháp xác định giá đất mới được Chính phủ ban hành

Bốn phương pháp xác định giá đất mới được Chính phủ ban hành

(VNF) - Có hiệu lực cùng ngày với Luật Đất đai, Nghị định mới về giá đất đã xác định giá đất theo 4 phương pháp gồm: so sánh, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất.

Kinh doanh vàng: Hàng hóa đặc biệt, thương mại có điều kiện

Kinh doanh vàng: Hàng hóa đặc biệt, thương mại có điều kiện

(VNF) - Bất chấp thực tế người dân xếp hàng mua vàng, với nguồn lực đủ, nhà điều hành bình tĩnh hạ giá vàng bán từng ngày với quyết tâm bình ổn thị trường, kiểm soát chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp…