Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Số liệu từ Thống kê Thương mại Container do Xeneta phân tích cho thấy số lượng container 20ft được vận chuyển từ Trung Quốc đến Mexico đạt 881.000 trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2023, tăng mạnh so với con số 689.000 trong cùng kỳ năm 2022.
Sự gia tăng này xảy ra khi Mexico vượt qua Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang Mỹ vào năm ngoái.
Các con số cũng chỉ ra khó khăn mà chính quyền ông Biden phải đối mặt khi nước này hành động quyết liệt nhằm hạn chế sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng toàn cầu do các đối thủ địa chính trị thống trị như Trung Quốc, quốc gia có năng lực sản xuất và vai trò vượt trội trong việc cung cấp mọi loại hàng hóa.
“Mỹ là nước tiêu dùng hàng hóa lớn nhất thế giới còn Trung Quốc là nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới. Bằng cách này hay cách khác, hai nước này phải gặp nhau”, ông Robin Brooks, cựu kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế, cho biết.
Các động thái của Mỹ nhằm định hướng lại chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc và khôi phục năng lực sản xuất đã được tiến hành một cách nghiêm túc vào năm 2018, khi ông Trump áp đặt mức thuế nặng nề lên hàng hóa Trung Quốc.
Người kế nhiệm là ông Biden đã giữ nguyên mức thuế này trong bối cảnh cạnh tranh thương mại và địa chính trị dai dẳng giữa hai cường quốc vẫn chưa hạ nhiệt.
Do thuế quan, các lô hàng trực tiếp từ Trung Quốc hiện chiếm chưa đến 15% hàng nhập khẩu của Mỹ, giảm từ mức hơn 20% vào năm 2017.
Tuy nhiên, một số hàng hóa Trung Quốc lẽ ra được vận chuyển trực tiếp đến Mỹ vẫn đang trên đường đến nước này qua Mexico, mà không phải đối mặt với mức thuế cao, theo FT.
Ông Erik Devetak, giám đốc sản phẩm và dữ liệu tại Xeneta cho rằng việc tái tổ chức thực sự nền sản xuất toàn cầu sẽ là “một công việc đồ sộ sẽ mất nhiều năm và cần một lượng đầu tư khổng lồ cũng như sự can thiệp của nhà nước để đạt được”.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc dường như là những doanh nghiệp được hưởng lợi đặc biệt. Số liệu từ INA, cơ quan thương mại của Mexico dành cho các nhà cung cấp phụ tùng ô tô, cho thấy 33 công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc có hoạt động tại Mexico đã chuyển các linh kiện trị giá 1,1 tỷ USD sang Mỹ vào năm 2023, tăng từ mức 711 triệu USD vào năm 2021.
"Mexico đã nhập khẩu gần 9 tỷ USD phụ tùng xe từ Trung Quốc trong năm ngoái”, INA cho hay.
Mỹ không thể làm ngơ
Ô tô nhập khẩu vào Mỹ từ Mexico phải chịu mức thuế 2,5% của Mỹ, trong khi các bộ phận lắp ráp ở Mexico phải chịu mức thuế từ 0% đến 6%.
Ngược lại, ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc phải trả thêm 25% thuế theo quy định do ông Trump đưa ra và được duy trì dưới thời ông Biden.
Ông Gary Hufbauer, thuộc Viện nghiên cứu Peterson, cho rằng các quy tắc được đặt ra từ nhiều năm trước cho thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Trung Quốc đã không còn mấy tác dụng bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc sản xuất ô tô.
Các quy định hiện hành của Mỹ ngăn chặn việc trung chuyển trực tiếp, vì vậy hàng hóa chỉ được vận chuyển qua Mexico mà không cần lắp ráp hoặc đầu vào của Mexico phải trả đầy đủ thuế quan.
Nhưng ông Biden đã phải đối mặt với áp lực từ các công đoàn và Quốc hội trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy các container hàng hóa của Trung Quốc đang đến Mỹ thông qua Mexico. Kế hoạch của các công ty Trung Quốc như nhà sản xuất xe điện BYD nhằm mở nhà máy ở Mexico cũng gây lo ngại ở Mỹ.
Về phía Mexico, nước này nhận thức được vấn đề này và năm ngoái đã công bố mức thuế từ 5% đến 25% đối với hàng hóa từ các quốc gia như Trung Quốc - mặc dù không rõ chế độ mới sẽ được thực thi hay ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu như thế nào.
Họ cũng đã ký một bản ghi nhớ với Mỹ vào tháng 12 về việc sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà máy xe điện mới đã được Trung Quốc lên kế hoạch của ở Mexico, vì những rủi ro an ninh quốc gia.
Dữ liệu mới được công bố ngày 7/2 cho thấy Mexico đã chính thức vượt qua Trung Quốc để trở thành nguồn nhập khẩu hàng đầu của Mỹ lần đầu tiên sau 20 năm. Điều này ghi nhận một sự thay đổi đáng kể làm nổi bật căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh đang làm thay đổi dòng chảy thương mại như thế nào. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2023 sụt giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua, trong bối cảnh các nhà sản xuất Mỹ đẩy mạnh đưa hoạt động sản xuất về nước hoặc thúc đẩy chuỗi cung ứng kết nối sâu hơn với các đối tác kinh tế khác ở khu vực Mỹ Latinh và Đông Nam Á. |
Xem thêm >> Lo Mỹ trừng phạt, loạt ngân hàng nhà nước Trung Quốc ‘quay lưng’ với Nga
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.