Trung Quốc dư thừa sản xuất công nghiệp: ‘Mầm mống’ của các cuộc chiến thương mại mới?

Đăng Phạm - 30/01/2024 09:15 (GMT+7)

(VNF) - Một số nhà kinh tế cho rằng việc Bắc Kinh tái phân bổ nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất chủ yếu nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu theo chuỗi giá trị thay vì chỉ bán khối lượng hàng hóa lớn hơn.

VNF
Phương Tây lo ngại trước việc Trung Quốc dư thừa sản xuất công nghiệp.

Dư thừa sản xuất công nghiệp

Nhà sản xuất tấm pin mặt trời Thụy Sĩ Meyer Burger đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc và cảnh báo họ có thể phải đóng cửa nhà máy sản xuất thua lỗ ở Đức trừ khi chính phủ can thiệp hỗ trợ tài chính.

“Các nhà sản xuất Trung Quốc đang cố tình bán hàng hóa ở châu Âu thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất của họ. Họ có thể làm được điều này vì ngành công nghiệp năng lượng mặt trời ở Trung Quốc đã được trợ cấp chiến lược hàng trăm tỷ USD trong nhiều năm”, Giám đốc điều hành của Meyer Burger, ông Gunter Erfurt, chia sẻ với Reuters.

Báo động ngày càng tăng về tình trạng dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc khiến các sản phẩm giá rẻ tràn ngập Liên minh châu Âu (EU) đang mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại của phương Tây với Bắc Kinh, bắt đầu bằng thuế nhập khẩu của Washington vào năm 2018.

Chính sách thương mại của Brussels hiện cũng chuyển sang xu thế bảo vệ trước những tác động toàn cầu của mô hình phát triển dựa vào nợ và tập trung vào sản xuất của Trung Quốc.

Trong suốt năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã thể hiện ý định biến nhu cầu trong nước thành động lực tăng trưởng nổi bật hơn để giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thoát khỏi sự phụ thuộc kéo dài hàng thập kỷ vào cơ sở hạ tầng và lĩnh vực bất động sản.

Nhưng Trung Quốc đã chuyển nguồn tài chính từ bất động sản sang các nhà sản xuất thay vì các hộ gia đình, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư thừa công suất, làm trầm trọng thêm tình trạng giảm phát tại nhà máy và khiến EU phải điều tra lĩnh vực xe điện của nước này.

Pascal Lamy, cựu lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiện là giáo sư nổi tiếng tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc - châu Âu, cảnh báo rằng con đường hiện tại của Trung Quốc sẽ dẫn đến nhiều xung đột thương mại hơn.

Mô hình định hướng đầu tư đó đã dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực công nghiệp trong các lĩnh vực chính của Trung Quốc như thép và gần đây là sản xuất xe điện trong ngành công nghiệp ô tô và hàng hóa công nghệ cao.

Loạt động thái đáp trả

Washington đã áp đặt thuế quan thương mại đối với Trung Quốc và cũng muốn ngăn Bắc Kinh tiếp cận chip bán dẫn công nghệ cao để làm chậm tiến bộ công nghệ và quân sự của nước này.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu ô tô của nước này ước đạt trên 5,22 triệu chiếc trong năm 2023, tương đương kim ngạch 101,6 tỷ USD.

Cơ quan Tình báo Kinh tế dự báo năng lực sản xuất pin của Trung Quốc sẽ vượt nhu cầu gấp 4 lần vào năm 2027, khi ngành công nghiệp xe điện của nước này tiếp tục phát triển.

Ngoài ngành công nghiệp ô tô, Brussels cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về nguyên liệu và sản phẩm cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh. Đáp lại, Bắc Kinh đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh của EU.

Ấn Độ đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với một số loại thép của Trung Quốc vào tháng 9/2023, bổ sung thêm các rào cản thương mại và hạn chế đầu tư khác đã khiến các dự án theo kế hoạch của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc phải tạm dừng.

Ông Michael Pettis, thành viên cấp cao tại Carnegie Trung Quốc, ước tính rằng nếu Trung Quốc tăng trưởng 4-5% hàng năm trong thập kỷ tới trong khi vẫn duy trì cơ cấu kinh tế hiện tại, tỷ trọng đầu tư toàn cầu của nước này sẽ tăng từ 33% lên 38%, trong khi tỷ trọng của nước này trong tổng vốn đầu tư toàn cầu là 38%, sản xuất toàn cầu sẽ tăng từ 31% lên 36%-39%.

Để đáp ứng điều đó, các nước lớn khác sẽ phải cho phép nền kinh tế của họ mất một phần đầu tư và thị phần sản xuất, ông Pettis viết trong một báo cáo tháng 12/2023.

Hơn nữa, do cần phải vay nhiều hơn để duy trì mức đầu tư cao của Trung Quốc trong một thập kỷ nữa, tổng tỷ lệ nợ của Trung Quốc sẽ phải tăng lên 450-500% GDP từ mức khoảng 300% hiện nay, ông Pettis ước tính.

“Thật khó để tưởng tượng rằng nền kinh tế có thể chịu đựng được mức nợ tăng đáng kể như vậy”, vị chuyên gia nhận định.

Xem thêm >> Vừa chiến thắng kỷ lục, ông Trump tính áp thuế 60% với hàng Trung Quốc

Theo Reuters
Cùng chuyên mục
Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".