Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’
(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.
HPG đứt chuỗi giảm điểm liên tục
Những tưởng phải ngậm ngùi rời top 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HoSE: HPG) chỉ trong 1 phiên, sau khi HPG lấy lại sắc xanh trên bảng điện, đã quay lại vị trí thứ 10 với vốn hoá cán mốc hơn 162.464 tỷ đồng, vượt qua Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với vốn hoá 160.626 tỷ đồng.
Theo đó, kết thúc phiên 6/9, cổ phiếu HPG đã phục hồi nhẹ 1,4%, đóng cửa ở mức 25.400 đồng/cổ phiếu, cắt đứt chuỗi giảm điểm kéo dài 7 phiên liên tiếp từ ngày 26/8 đến ngày 5/9. Trong vòng 3 tháng trở lại đây, thị giá HPG đã giảm khoảng 13%, đi kèm với đó là sự “tháo chạy” của nhà đầu tư nước ngoài khi khối ngoại liên tục bán ròng cổ phiếu này.
Trong vòng 22 phiên liên tiếp, giá trị bán ròng của khối ngoại đã lên tới gần 2.600 tỷ đồng đối với cổ phiếu HPG. Tuy nhiên, phiên 6/9 cũng đã cắt đứt chuỗi bán ròng liên tiếp này của khối ngoại.
Lý giải cho diễn biến kém tích cực của cổ phiếu HPG, giới phân tích đưa ra nhiều rủi ro mà doanh nghiệp này cũng như ngành thép cần cẩn trọng. Theo Công ty Chứng khoán Shinhan (SSV), rủi ro thứ nhất là biến động giá thép và giá than cốc. Biến động giá thép có tác động to lớn đến giá bán của Hòa Phát. Với tỷ lệ doanh thu xuất khẩu chiếm từ 20 – 30% tổng doanh thu, giá bán thép của Hòa Phát chịu ảnh hưởng bởi diễn biến giá thép trong nước và thế giới. Giá than cốc tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của Hòa Phát qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận.
Thứ hai là rủi ro thị trường bất động sản trong nước bất ổn. Theo đó, thị trường bất động sản ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thép tiêu thụ của Hòa Phát. Lượng thép tiêu thụ của trong lĩnh vực bất động sản chiếm hơn 30% sản lượng tiêu thụ thép trong nước. SSV cho rằng những diễn biến bất ổn của tình hình bất động sản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép.
Thứ ba là rủi ro về tình hình thị trường bất động sản tại Trung Quốc. Việt Nam hiện tại đang nhập khẩu một lượng lớn thép Trung Quốc ( đặc biệt là sản phẩm thép cuộn cán nóng – HRC). Thị trường bất động sản của Trung Quốc diễn biến bất ổn sẽ khiến giá thép nước này neo ở mức thấp, ảnh hưởng đến giá thép nội địa của Việt Nam.
Thứ tư là rủi ro xuất khẩu sang châu Âu. Uỷ ban Châu Âu (EC) đã ban hành quyết định điều tra thuế chống bán phá giá với thép nhập khẩu đến hết tháng 6/2026, đồng thời áp dụng hạn ngạch 15% đối với thép nhập khẩu từ nước khác (tương đương với 142 nghìn tấn/quý đối với Việt Nam). Ngoài ra, EC cũng đã nhận được yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu HRC từ Việt Nam. Nếu thuế này được áp dụng, SSV cho rằng HPG sẽ phải giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường châu Âu.
Cuối cùng là rủi ro cạnh tranh với thép giá rẻ đến từ Trung Quốc. Theo đó, nhập khẩu thép Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh trong quý II/2024, trong khi giá nhập khẩu lại giảm do tình trạng thừa cung nghiêm trong tại nước này. Nếu vấn đề này không được khắc phục bằng các biện pháp bảo hộ, giá thép nội địa sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép trong nước.
Sự trở lại của nhóm Vingroup, Vinhomes
Trong khi Hoà Phát vẫn ngấp nghé ở vị trí 10, 11, top 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán đón nhận sự trở lại của Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) và Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM).
Trong vòng 1 tháng, thị giá của VIC hồi phục khoảng 9%, từ mức 41.300 đồng/cổ phiếu lên mức 44.650 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 6/9). Vốn hoá tăng tương đương thêm hơn 12.800 tỷ đồng lên mức hơn 170.726 tỷ đồng.
Còn với VHM, cổ phiếu này phục hồi mạnh mẽ hơn ở mức 26% trong 1 tháng. Thị giá tăng từ 34.800 đồng/cổ phiếu lên mức 43.900 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 6/9). Vốn hoá tăng tương đương thêm hơn 39.600 tỷ đồng lên mức hơn 191.156 tỷ đồng.
Các diễn biến tích của 2 cổ phiếu này bắt đầu từ khi Vinhomes công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu đã phát hành của doanh nghiệp với số lượng tối đa khoảng 370 triệu cổ phiếu, tương đương 8,5% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Ngay trong ngày công bố kế hoạch, cổ phiếu VHM đã tăng kịch trần lên mức 37.200 đồng/cổ phiếu, với thanh khoản tăng gấp 3 lần khối lượng giao dịch bình quan trong 3 tháng gần nhất. Sự tích cực này tiếp tục duy trì cho đến nay, đưa Vinhomes trở lại top 10 vốn hoá của thị trường.
Sau khi lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, Vinhomes mới đây cũng đã công bố Nghị quyết của ĐHĐCĐ về việc điều chỉnh ngành nghề đăng ký kinh doanh và phương án mua cổ phiếu quỹ. Theo đó, tỷ lệ tán thành/tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ gửi về công ty là 99,91%, tương ứng với 78,44% tổng số phiếu có quyền biểu quyết đồng ý.
Bách hoá Xanh có lãi đẩy MWG lên đỉnh, vốn hoá vượt 100.000 tỷ đồng
- Cổ phiếu giảm sâu 10%, Nvidia 'bay' 279 tỷ USD vốn hoá 04/09/2024 10:10
- Tập đoàn đầu tư của tỷ phú Warren Buffett cán mốc vốn hoá 1.000 tỷ USD 29/08/2024 11:55
- Vốn hoá PDD 'bốc hơi' 50 tỷ USD, tỷ phú Colin Huang mất vị trí giàu nhất Trung Quốc 27/08/2024 01:26
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.