An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

Hà Lê - 07/09/2024 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".

Mới đây, Công ty CP Tập đoàn An Phát Holdings (HoSE: APH) đã thông tin về việc tiếp nhận đơn xin từ nhiệm của ông Phạm Ánh Dương.

Cụ thể, ông Dương muốn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, đồng thời rút khỏi HĐQT. Vị doanh nhân này cho biết, vì lý do công việc cá nhân, ông không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ trong thời gian tới.

Đơn xin từ nhiệm của ông Phạm Ánh Dương

Theo Nghị quyết HĐQT An Phát Holdings về việc tiếp nhận đơn từ nhiệm của ông Phạm Ánh Dương, vị này sẽ vẫn giữ chức Chủ tịch HĐQT, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cho đến khi ĐHĐCĐ thông qua việc miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT và bầu bổ sung người thay thế.

Thông tin tới báo chí, An Phát Holdings cho hay, doanh nghiệp cho sẽ họp và tiến hành bầu Chủ tịch HĐQT mới thay thế trong thời gian gần nhất. Cuộc họp dự kiến diễn ra vào đầu tháng 10/2024.

Quyết “dứt áo ra đi”?

Đáng chú ý, 3 tuần trước khi gửi đơn từ nhiệm, Chủ tịch Phạm Ánh Dương đã đăng ký bán ra toàn bộ 11,87 triệu cổ phiếu APH, tương đương 4,87% vốn cổ phần của An Phát Holdings với lý do tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Giao dịch dự kiến sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 27/8 đến 25/9/2024. Nếu thành công, ông Phạm Ánh Dương sẽ không còn sở hữu bất kỳ cổ phiếu APH nào. Trong bối cảnh đó, lá đơn từ nhiệm được xem như một động thái “dứt áo ra đi” của vị lãnh đạo này.

Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm của An Phát Holdings ghi nhận, tại ngày 30/6/2024, trong danh sách cá nhân và tổ chức có liên quan tới ông Phạm Ánh Dương tại doanh nghiệp, chỉ có ông Phạm Hoàng Việt (em trai ông Dương) đang sở hữu 4,3 triệu cổ phiếu APH (tương đương 1,77% vốn cổ phần).

“Sợi dây kết nối” này sẽ càng trở nên “mong manh” và khó nhận biết hơn, bởi lẽ, sau khi ông Dương rời “ghế nóng”, ông Việt sẽ không còn nằm trong diện phải công bố thông tin khi giao dịch cổ phiếu (nếu không làm tỷ lệ sở hữu vượt ngưỡng 5%).

Chân dung Chủ tịch An Phát Holdings Phạm Ánh Dương

Cần biết, ông Phạm Ánh Dương là người sáng lập và dẫn dắt hệ sinh thái An Phát Holdings suốt 22 năm. Năm 2002, sau một thời gian làm kế toán, ông Dương quyết định rẽ ngang và mở một công ty mở công ty chuyên về bao bì nhựa.

Đó là Công ty TNHH Anh Hai Duy - tiền thân của Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (HoSE: AAA) – “cánh chim đầu đàn” của An Phát Holdings sau này. Vị doanh nhân sinh năm 1976 khi đó là Giám đốc. Năm 2007, khi doanh nghiệp này đổi tên và tiến hành cổ phần hoá, ông được bổ nhiệm vào vị Chủ tịch HĐQT.

Đến năm 2009, Công ty CP Nhựa và Khoáng sản An Phát – Yên Bái (tiền thân của Công ty CP An Tiến Industries (HoSE: HII) – pháp nhân lõi thứ hai trong hệ sinh thái An Phát Holdings) ra đời, ông Phạm Ánh Dương đã chuyển sang làm Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này.

Tháng 3/2017, An Phát Holdings được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn. Lúc này, ông Dương cũng đảm nhận vai trò cao nhất: Chủ tịch HĐQT.

Trong thông cáo báo chí, nói về sự lãnh đạo của ông Phạm Ánh Dương, An Phát Holdings viết: “Trong thời kì lãnh đạo của ông, Tập đoàn An Phát Holdings với 18 công ty thành viên đã đạt được những kết quả to lớn cả về kinh doanh và đóng góp xã hội, ngày càng khẳng định vị thế là doanh nghiệp nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á”. Doanh nghiệp khẳng định, ông Dương đã “đặt nền móng” và “tạo tiền đề phát triển vững chắc” cho sự hoạt động của Tập đoàn.

Cổ phiếu APH “phản ứng dữ dội”

Trước sự rút lui của nhà sáng lập, An Phát Holdings đã “bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc và kính mến”. Còn trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH lại phản ứng một cách đầy “dữ dội”.

Trong phiên giao dịch 6/9, mã này giảm hết biên độ, xuống mức 6.700 đồng/cp với thanh khoản đột biến lên hơn 7 triệu đơn vị. Kết thúc phiên giao dịch, dư bán tại giá sàn vẫn còn hơn 3 triệu đơn vị.

Với phiên bán tháo này, cổ phiếu APH đã chính thức “thủng đáy” lịch sử. Vốn hóa thị trường còn khoảng hơn 1.600 tỷ đồng.

Cổ phiếu APH "thủng đáy" lịch sử khi đơn từ nhiệm của Chủ tịch Phạm Ánh Dương được công bố

Diễn biến tương tự đã xảy ra khi thông tin ông Phạm Ánh Dương muốn triệt thoái vốn được công bố. Phiên giao dịch ngày 23/8, cổ phiếu APH “nằm sàn”, mất 6,95%, còn 7.630 đồng/cp. Khối lượng giao dịch cũng cao đột biến với hơn 10 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Cũng cần nói thêm, trước ông Dương, 4 lãnh đạo khác của An Phát Holdings đã đồng loạt đăng ký thoái vốn. Trong đó, ông Phạm Đỗ Huy Cường - Thành viên HĐQT và bà Nguyễn Thị Tiện - Phó Chủ tịch HĐQT, mỗi người đăng ký bán 750.000 cổ phiếu. Hai Phó tổng giám đốc là bà Trần Thị Thoản và bà Hòa Thị Thu Hà, mỗi người đăng ký bán 500.000 cổ phiếu. Đây cũng là toàn bộ số cổ phiếu APH mà hai vị này nắm giữ.

Còn nhiều thay đổi sẽ diễn ra tại An Phát Holdings

Đáng chú ý, cũng trong ngày 6/9, An Phát Holdings đã thông qua điều chỉnh kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024.

Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất được điều chỉnh giảm 7%, từ mức 14.000 tỷ đồng xuống 13.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 10,5%, từ mức 314 tỷ đồng xuống còn 281 tỷ đồng.

An Phát Holdings hạ chỉ tiêu kinh doanh năm 2024.

Quyết định này của An Phát Holdings là khá bất ngờ khi tình hình kinh doanh nghiệp này vẫn đang “trôi chảy”. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn mang về 6.640 tỷ đồng doanh thu thuần và 271 tỷ đồng lãi sau thuế, gấp 6 lần nửa đầu 2023, lần lượt hoàn thành 47% và 86% kế hoạch đề ra ban đầu.

Nếu so với kế hoạch sau điều chỉnh, An Phát Holdings đã hoàn thành 51% chỉ tiêu doanh thu và 96% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Không chỉ An Phát Holdings, pháp nhân trung tâm trong hệ sinh thái này là Nhựa An Phát Xanh cũng hạ chỉ tiêu kinh doanh. Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất giảm 8%, xuống mức 11.000 tỷ đồng; lãi sau thuế hợp nhất giảm gần 17%, xuống còn 314 tỷ đồng.

Cần biết, An Phát Holdings đang chuẩn bị tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024, nhằm tập trung giải quyết một số vấn đề quan trọng như thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Cuộc họp sẽ được chốt danh sách cổ đông tham dự vào ngày 9/9 tới đây, tuy nhiên thời gian và địa điểm tổ chức vẫn chưa được công bố.

Việc thay đổi kế hoạch kinh doanh ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường cho thấy đây có thể là một trong các nội dung được trình tại cuộc họp lần này.

Chủ tịch An Phát Holdings muốn thoái sạch vốn, cổ phiếu APH bị bán tháo

Chủ tịch An Phát Holdings muốn thoái sạch vốn, cổ phiếu APH bị bán tháo

Tài chính
(VNF) - Việc Chủ tịch An Phát Holdings "nốt gót" các lãnh đạo chủ chốt đăng ký bán toàn bộ số cổ phiếu APH như một "chất xúc tác" khiến mã này giảm hết biên độ.
Cùng chuyên mục
Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.

HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

(VNF) - Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam” từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chân dung Selena Gomez, nữ ca sĩ vừa thành tỷ phú ở tuổi 32

Chân dung Selena Gomez, nữ ca sĩ vừa thành tỷ phú ở tuổi 32

(VNF) - Sau Taylor Swift, Selena Gomez là nữ ca sĩ tiếp theo chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú với giá trị tài sản ròng đạt 1,3 tỷ USD theo Bloomberg Billionaires Index.