Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cụ thể, tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 25/2 dẫn dữ liệu của hải quan Trung Quốc cho biết hơn hơn 3.000 lít rượu vang từ công ty Penfolds và gần 20.000 lít từ nhà sản xuất Badger's Brook Estate của Australia đã bị chặn lại ở các cảng Trung Quốc từ tháng trước.
Cụ thể, khoảng 675 lít rượu vang đỏ Penfolds Bin 128 và 2.700 lít rượu vang Penfolds Bin 28 đã bị hải quan Thâm Quyến chặn lại vì vấn đề nhãn mác.
Tại Trùng Khánh, 7 lô rượu vang đỏ và trắng với tổng số gần 20.000 lít cũng bị kẹt lại vì vấn đề tương tự.
Cho tới nay, cơ quan hải quan Trung Quốc vẫn chưa nêu rõ chi tiết liên quan tới vấn đề nhãn mác khiến hàng chục nghìn lít rượu vang Australia bị chặn.
Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái thông báo các nhà nhập khẩu rượu vang Australia sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá từ 107,1% đến 212,1% từ ngày 28/11/2020
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đây là biện pháp tạm thời nhằm đáp trả việc "gây tổn thất đáng kể cho ngành sản xuất rượu vang trong nước".
Động thái này của Trung Quốc đã khiến căng thẳng thương mại giữa hai nước leo thang lên một mức mới.
Trung Quốc vốn là thị trường tiêu thụ rượu vang lớn nhất của Australia. Từ năm 2008-2019, xuất khẩu rượu vang của Australia sang Trung Quốc đã tăng từ 73 triệu USD lên hơn 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu rượu vang từ Australia sang Trung Quốc chỉ đạt 45,8 triệu USD, giảm mạnh so với con số 107 triệu USD vào cùng kỳ năm 2019.
Số công ty Australia xuất khẩu rượu vang sang Trung Quốc cũng giảm từ 832 xuống còn 48 trong tháng 12/2020.
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud ngay sau đó đã bác bỏ mọi cáo buộc về việc bán phá giá rượu vang sang thị trường Trung Quốc và khẳng định không có bất kỳ bằng chứng nào cho những cáo buộc này.
Theo ông Littleproud, quyết định mới này của Trung Quốc cho thấy đây không phải vấn đề của ngành nông nghiệp mà là bị tác động từ những vấn đề khác.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham thì cho rằng quyết định của Trung Quốc cho thấy nước này không tuân thủ Hiệp định Thương mại tự do giữa Australia và Trung Quốc cũng như các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Quan hệ giữa giữa Trung Quốc và Australia đã nảy sinh vấn đề từ năm 2018 khi Australia không cho tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng viễn thông 5G vì lý do an ninh. Đầu năm nay, căng thẳng tiếp tục được nâng lên khi Australia thúc đẩy điều tra nguồn gốc Covid-19 và bác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ Thương mại Trung Quốc hồi tháng 5/2020 thông báo áp thuế 80,5% với lúa mạch Australia. Trong cùng tháng đó, 4 nhà sản xuất thịt bò lớn của Australia bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do các vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch.
Tiếp đó, tới cuối tháng 10/2020, Cục hải quan Trung Quốc bất ngờ bổ sung khâu kiểm tra hải quan đối với tôm hùm của Australia khiến hầu hết nhà cung cấp Australia đã dừng xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc.
Xem thêm >> Mỹ và Canada nhất trí cùng phối hợp đối phó Trung Quốc
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.