Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế mới đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Trung Quốc từ 5,2% xuống còn 5%. Đồng thời, IMF cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm tới của Trung Quốc từ mức 4,8% xuống còn 4,2%.
Trái lại, IMF lại nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ từ 1,8% lên 2,1% vào năm 2023 và từ 1% lên 1,5% trong năm 2024.
Báo cáo IMF chỉ ra “Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn gây ra bởi cuộc khủng hoảng bất động sản và suy yếu niềm tin. Trong số các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, sự thiếu hụt tiêu dùng đặc biệt lớn ở Trung Quốc đã phản ánh rõ nét những hạn chế trong chính sách thắt chặt thời Covid-19”.
Ông Wang Yongli, Tổng giám đốc tại China International Futures, nhận định đại dịch Covid-19 cùng với những “đòn trả đũa” của Mỹ và nợ của chính quyền địa phương đang tạo ra những thách thức ngày càng phức tạp hơn cho chính quyền Bắc Kinh.
Những yếu tố này đã khiến đầu tư và xuất khẩu của Trung Quốc yếu đi và sự phục hồi kinh tế sau Covid-19 của kinh tế Trung Quốc không được như kỳ vọng. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, tình hình tài chính của các gia đình và doanh nghiệp Mỹ hầu như không bị ảnh hưởng sau đại dịch. Chi tiêu tiêu dùng của Mỹ vẫn mạnh bất chấp chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Khi đồng bạc xanh của Mỹ tiếp tục trở thành tài sản trú ẩn an toàn và chỉ số DXY liên tục tăng thì đồng NDT của Trung Quốc đã mất giá hơn 3% kể từ đầu năm đến nay. Giá giao ngay trong nước đã giảm 5% trong giai đoạn này.
Vào tháng 5, Cơ quan hoạch định chính sách và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Trung Quốc đã đổ lỗi cho lạm phát và giá đồng USD tăng mạnh là nguyên nhân gây ra khoảng cách ngày càng lớn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, GDP của Trung Quốc chỉ bằng 64,5% GDP của Mỹ, mức thấp nhất kể từ năm 2020. Vào năm 2021, GDP của Trung Quốc từng đạt mức cao kỷ lục, bằng 77,3% GDP của Mỹ với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt 8% trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ khi đó là 5,7%. GDP của Trung Quốc bắt đầu giảm từ năm ngoái, xuống còn 70,7% GDP của Mỹ.
Dựa trên những nghiên cứu của mình, công ty nghiên cứu Rhodium Group của Mỹ cho rằng “Đừng nói thập kỷ, ngay cả trong thế kỷ này, kinh tế Trung Quốc cũng không thể vượt qua Mỹ”. Theo Rhodium Group, khoảng cách ngày càng xa giữa Trung Quốc và Mỹ là kết quả của những chính sách cải cách đình trệ của của quốc gia châu Á.
Tuy nhiên, ông Wang vẫn nhìn thấy “một cơ hội” cho Trung Quốc. “Điều cấp thiết mà chính phủ Trung Quốc cần làm là đưa ra các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, tiến hành cải cách, kiềm chế can thiệp vào nền kinh tế và duy trì luật pháp bình đẳng để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa”, ông nói.
Ông lạc quan rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn vững chắc và “miễn là có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 4 – 5% thì Trung Quốc vẫn có cơ hội tốt để vượt qua Mỹ vào năm 2035”.
Sau thời gian dài ảm đạm, nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là ngành du lịch đã bắt đầu có những tín hiệu tích cực. Trong tuần lễ vàng vừa qua, doanh thu du lịch của Trung Quốc đã đạt khoảng 103 tỷ USD, tăng 1,5% so với năm 2019 và tăng tới 130% so với năm 2022. Thế nhưng doanh số bán nhà trong tuần lễ vàng lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.