Trung Quốc từng xử các cựu Ủy viên Bộ Chính trị như thế nào?
Hạ Vy -
08/01/2018 15:05 (GMT+7)
(VNF) – Trong các năm qua, Trung Quốc đã truy tố, xét xử một loạt quan chức cao cấp, trong đó bao gồm cả các Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm và đã về hưu. Những vụ xét xử này đã làm biến đổi sâu sắc cơ cấu quyền lực của nhà nước Trung Quốc, gây chú ý đặc biệt cho dư luận quốc tế.
Từ trái qua: Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng
"Phiên tòa thế kỷ" của Bạc Hy Lai
Ông Bạc Hy Lai (sinh năm 1949) là một trong những ngôi sao của chính trường Trung Quốc trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, nắm giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh – một trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương.
Ông Bạc Hy Lai là con trai của cố Phó Thủ tướng Trung Quốc Bạc Nhất Ba (Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc), từng kinh qua các chức vụ thị trưởng Đại Liên, chủ tịch Liêu Ninh và Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Trong thời gian làm Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc nổi tiếng vì chiến dịch "đả hắc" (truy quét băng đảng) và xây dựng các đại dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Với uy tín cao, truyền thông quốc tế từng dự đoán ông Bạc sẽ lọt vào nhóm người quyền lực nhất Trung Quốc sau Đại hội 18 (tức Thường vụ Bộ Chính trị).
Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi vào đầu năm 2012 Phó thị trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân bị điều chuyển công tác. Ông Vương đã chạy vào Đại sứ quán Mỹ tại Tứ Xuyên và xin tị nạn chính trị. Sự việc này đã khiến sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai, vốn đầy triển vọng, bỗng chốc sụp đổ.
Tháng 9/2013, tòa án Tế Nam tuyên án Bạc Hy Lai tù chung thân.
Ngày 14/3/2012, trong một động thái hiếm có trên chính trường Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng chỉ trích Bạc Hy Lai trong sự việc liên quan đến Vương Lập Quân.
Một ngày sau đó, ông Bạc bị cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh vì "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng".
Ngày 10/4/2012, giới chức Trung Quốc thông báo ông Bạc Hy Lai bị đình chỉ tất cả các chức vụ trong Đảng, gồm ghế Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương. Vợ ông - bà Cốc Khai Lai, cũng bị tạm giữ để điều tra về nghi vấn liên quan đến cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood.
Đến ngày 26/10/2012, Ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) thông báo ngưng tư cách Đại biểu Ban thường vụ của ông Bạc.
Ngày 4/11/2012, ông Bạc tiếp tục bị Hội nghị toàn thể Trung ương 7 khóa 17 của Đảng cộng sản Trung Quốc thông qua hình thức kỷ luật khai trừ đảng, đồng nghĩa xác nhận ông này không còn được giữ các chức Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa 17.
Ngày 26/7/2013, vụ án Bạc Hy Lai nhận hối lộ, tham ô, lạm dụng chức vụ chính thức được Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đưa ra khởi tố tại Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Tế Nam.
Tại phiên tòa được truyền thông quốc tế gọi là "phiên tòa thế kỷ", ông Bạc đã rất quyết liệt trong việc bảo vệ bản thân trước các lời cáo buộc. Tuy nhiên điều đáng chú ý là ông này đã không sử dụng phiên tòa làm nơi hạ bệ chính quyền và các đối thủ chính trị. Điều quan trọng nhất, ông ta đề cao sự lãnh đạo của đảng trong khi vẫn nhất quyết phủ nhận các lời buộc tội
Diễn biến của phiên tòa đầy kịch tính với các chi tiết thắt nút và bất ngờ không chỉ với người dân Trung Quốc mà cả toàn thế giới. Bên cạnh những tiết lộ về những chuyến bao trọn máy bay, các biệt thự đắt tiền, thịt thú rừng quý hiếm, chuyện tình ngoài hôn nhân, những phát ngôn mạnh mẽ và thẳng thắn của ông Bạc còn hé lộ những thông tin về đời sống của ngôi sao chính trường một thời, được đánh giá là bất ngờ hiếm có.
Đặc biệt, phiên tòa được "tường thuật trực tiếp" trên mạng xã hội Sina Weibo cho tất cả mọi người theo dõi. Dù thiếu đơn vị kiểm chứng độc lập và không phải lúc nào cũng cập nhật ngay các diễn biến nhưng việc làm này thể hiện nỗ lực công khai của nhà chức trách, tờ báo hàng đầu Hong Kong SCMP nhận xét.
Tháng 8/2013, phiên tòa xét xử ông Bạc kết thúc. Đến tháng 9/2013, tòa án Tế Nam tuyên án Bạc Hy Lai tù chung thân, tịch thu toàn bộ tại sản. Cụ thể, ông Bạc nhận mức án tù chung thân cho tội danh nhận hối lộ, 15 năm tù cho tội tham nhũng, 7 năm tù cho tội lạm dụng chức quyền nhà nước và bị tước vĩnh viễn quyền tham gia các hoạt động chính trị.
"Trùm an ninh" Chu Vĩnh Khang lĩnh án chung thân
Ông Chu Vĩnh Khang (sinh năm 1942) là cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Bộ trưởng Bộ Công an và chủ nhiệm Ủy ban Chính trị - Pháp luật Trung ương - một trong những người quyền lực nhất đất nước Trung Quốc, trước khi về hưu tại Đại hội 18 (năm 2012).
Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai là "cặp bài trùng" trong bộ máy tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì thế ngay từ khi ông Bạc bị hạ bệ, truyền thông quốc tế đã nhận định "con hổ" sa lưới tiếp theo sẽ là Chu Vĩnh Khang.
Những diễn biến tiếp theo đã không nằm ngoài dự báo này khi lần lượt các thân tín của ông Chu bị bắt giữ như Lý Đông Sinh, Lương Khắc, Lý Hoa Lâm, Tưởng Khiết Mẫn…
Đến tháng 7/2014, ông Chu chính thức bị điều tra do "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", cụm từ mà giới chức Trung Quốc thường dùng để ám chỉ hành vi tham nhũng của giới quan chức.
Ngày 5/12/2014, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc công bố Chu Vĩnh Khang đã bị khai trừ khỏi Đảng và sẽ bị khởi tố. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc sau đó cũng đã chấp thuận lệnh bắt giữ ông Chu.
Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc hàng loạt tội liên quan đến hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và tổ chức, tội danh có phạm vi từ "nhận hối lộ đến làm lộ bí mật của Đảng và quốc gia" cũng như tội "lập nhiều phòng nhì".
Tân Hoa xã khẳng định ông Chu Vĩnh Khang đã nhận hối lộ số tiền rất lớn và lạm dụng quyền lực để giúp nhiều đối tượng khác kiếm chác, trong đó có một số tình nhân, người thân và bạn bè của ông. Chu Vĩnh Khang cũng bị cáo buộc gây tổn thất nặng nề tài sản quốc gia.
"Trùm an ninh" - Chu Vĩnh Khang bị tuyên án chung thân.
Ngày 22/5/2015, Chu Vĩnh Khang bị tuyên án chung thân trong một phiên xử kín tại thành phố Thiên Tân với tội danh nhận hối lộ, lạm quyền, cố ý tiết lộ bí mật quốc gia.
Tòa án nhân dân Trung cấp số 1 Thiên Tân cho biết vì vụ án của ông Chu có một số chứng cứ phạm tội liên quan đến bí mật quốc gia nên tòa án tiến hành xét xử không công khai. Điều này trái ngược với phiên tòa xét xử ông Bạc Hy Lai cách đấy 2 năm.
Bản án dành cho Chu Vĩnh Khang khiến ông trở thành cựu lãnh đạo cấp cao nhất vào tù kể từ khi "bè lũ bốn tên", trong đó có bà Giang Thanh (phu nhân của nhà cố lãnh đạo Mao Trạch Đông) bị kết án.
Quách Bá Hùng - tướng lĩnh cấp cao nhất bị kết án
Ông Quách Bá Hùng (sinh năm 1942) từng là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong 25 thành viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc.
Quách Bá Hùng được xem là quan chức quân đội có quyền lực bậc nhất khi có quyền quyết định việc chi tiêu ngân sách quốc phòng cũng như quyết định các công ty nào được tham gia dự án của quân đội.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 (2012), ông Quách về hưu cùng với Chu Vĩnh Khang. Và cũng như ông Chu, chỉ 3 năm sau ngày "hạ cánh", ông Quách bị Uỷ ban kiểm tra Kỷ luật của Ủy ban Quân đội Trung ương tiến hành điều tra vì nghi án tham nhũng.
Ngày 30/7/2015, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp và ra quyết định khai trừ Đảng đối với ông Quách.
Một năm sau đó, ông Quách bị kết án tù chung thân, cấm tham gia chính trường vĩnh viễn và bị tước quân hàm thượng tướng. Tài sản cá nhân, tiền bạc bất hợp pháp của ông cũng bị tịch thu và sung công quỹ.
Thượng Tướng quân đội Quách Bá Hùng bị kết án tù chung thân.
Theo tờ Đông Phương và tạp chí Tranh Minh số tháng 8/2016, Quách Bá Hùng đã can dự 713 vụ mua quan bán tước, nhận hối lộ tổng số hơn 2,22 tỷ nhân dân tệ (tương đương 7.823 tỷ đồng). Quách còn cùng với Từ Tài Hậu lập ra một kho vàng nhỏ, có hơn 320 tài khoản tiền gửi, khi bị niêm phong tháng 5/2013 có tổng giá trị lên tới 79,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 277.200 tỷ đồng).
Quách Bá Hùng được coi là quan chức quân sự cao nhất của Trung Quốc bị đem ra xét xử trong nhiều thập kỷ qua, bởi trước đó, người đồng cấp của ông là Thượng tướng Từ Tài Hậu đã chết trước khi bị truy tố.
(VNF) - Khoảng 12h trưa ngày 9/4 (giờ Hà Nội), mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu Việt Nam chính thức có hiệu lực, trong bối cảnh chưa có thay đổi nào từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump.
(VNF) - Công nghiệp livestream đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân nổi bật, được biết đến với tên gọi "streamer" có khả năng biến từng phiên phát trực tiếp thành "cỗ máy in tiền". Tuy nhiên, các lùm xùm gần đây về việc quảng cáo “lố”, lạm dụng niềm tin người tiêu dùng đã cho thấy không ít thách thức về mặt quản lý.
(VNF) - Chính phủ chỉ đạo UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 1/5 để Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ trình Quốc hội trước ngày 30/5 và xem xét thông qua trước 20/6/2025.
(VNF) - Năm 2024, Petro Times (PPT) doanh thu tăng 22,4% đạt hơn 4.000 tỷ, Tuy nhiên, nhiều lo ngại liên quan đến phải thu khách hàng & chênh lệch BCTC kiểm toán và BCTC Quý.
(VNF) - Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, "mục tiêu của ông Trump không phải là cán cân thương mại bằng 0 mà là đạt được một lợi thế trong đàm phán và sự cải thiện so với tình trạng hiện nay. Đó là điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được”.
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình cho biết, dự kiến trong nghị định liên quan đến triển khai Luật Quảng cáo sửa đổi sẽ có sự điều chỉnh chi tiết hơn với người nổi tiếng, theo hướng tăng thêm chế tài xử phạt, cấm không cho quảng cáo.
(VNF) - Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan của Mỹ để trao đổi về những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có chính sách bảo lưu lương, phụ cấp với những người được bố trí chức vụ thấp hơn.
(VNF) - Liên quan việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, Chính phủ vào cuộc rất nhanh nhưng nhà đầu tư phản ứng "thái quá", đặc biệt trên thị trường chứng khoán.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu giải quyết các vấn đề quan tâm của Mỹ để tiến hành đàm phán theo thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump.
Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, Lê Tuấn Linh từng hợp tác ra mắt thương hiệu kẹo rau củ Kera. Riêng nàng hậu và Quang Linh Vlogs có hợp tác kinh doanh từ đầu năm 2022.
(VNF) -Theo Cục thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
(VNF) - Ngày 5/4, một đoàn gần 200 doanh nhân hàng đầu Việt Nam đã có mặt tại Mỹ trên chuyến chuyên cơ. Chuyến đi nhằm thúc đẩy hoạt động kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác, và đàm phán trong các lĩnh vực trọng yếu như tài chính, năng lượng, công nghệ và xuất nhập khẩu.
(VNF) - Đã 2 thập kỷ, dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân có vốn đầu tư 7.665 tỷ vẫn dang dở. Theo đó, để "tái sinh" dự án này dự kiến cần đầu tư thêm khoảng 700 tỷ đồng.
(VNF) - Theo Kết luận 130 của Bộ Chính trị và Công văn 079 của Bộ Nội vụ, 3 tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh sẽ được sáp nhập thành một tỉnh mới, có tên gọi là Vĩnh Long.
(VNF) - Hằng Du Mục từng là "chiến thần" livestream với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi phiên. Trước khi bị bắt, cô dính nhiều lùm xùm về quảng cáo quá công dụng sản phẩm.
(VNF) - Được thực hiện ngay trước làn sóng biến động lớn trong chính sách thương mại toàn cầu, Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất của EuroCham phản ánh bức tranh lạc quan nhưng thận trọng của các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam.
(VNF) - Sau khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng lên tới 46% với một số hàng hoá Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đề xuất mở rộng thị trường sang Trung Đông, Ấn Độ, Đông Âu, châu Phi, nơi ít bị ảnh hưởng bởi chính sách Mỹ.
(VNF) - Ngày 5/4, Tập đoàn Hateco chính thức công bố hoạt động của Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), cùng với đó, Tập đoàn cũng ký kết hợp tác chiến lược với APM Terminals.
(VNF) - Khoảng 12h trưa ngày 9/4 (giờ Hà Nội), mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu Việt Nam chính thức có hiệu lực, trong bối cảnh chưa có thay đổi nào từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump.
(VNF) - Tập đoàn Hateco đã chính thức vận hàng Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Cùng VietnamFinance ngắm toàn cảnh bến cảng quốc tế của Tập đoàn HATECO.