Tuyên bố trừng phạt nhưng các nước EU vẫn ‘lén lút’ mua năng lượng Nga

Mộc An - 07/02/2024 23:49 (GMT+7)

(VNF) - Một thượng nghị sĩ hàng đầu của Nga cho biết dầu và khí đốt Nga vẫn âm thầm chảy đến Liên minh châu Âu (EU) thông qua các nước thứ ba.

VNF
Dầu và khí đốt Nga vẫn âm thầm chảy đến Liên minh châu Âu (EU) thông qua các nước thứ ba.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, bà Valentina Matvienko, mới đây cho biết các nước EU tiếp tục mua dầu và khí đốt của Nga bất chấp những tuyên bố cứng rằn về việc từ bỏ nguồn cung quan trọng này.

Phát biểu tại một sự kiện do Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga tổ chức, bà Matvienko nhấn mạnh rằng EU tìm cách trừng phạt Nga bằng cách từ chối nhập khẩu năng lượng của nhưng thay vào đó họ lại tự trừng phạt chính mình.

Bà nhấn mạnh các bước đi của chính phủ Nga đã tạo ra một thị trường đầy hứa hẹn và thân thiện cho các sản phẩm dầu, khí đốt và dầu mỏ của nước này.

“Những quốc gia này bao gồm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các quốc gia ở Nam bán cầu và những quốc gia khác”, bà Matvienko nói, đồng thời nhấn mạnh rằng “một số quốc gia châu Âu âm thầm, dù không công bố vẫn mua cả dầu và khí đốt từ Nga thông qua kênh thứ ba hoặc thứ tư”.

Bà cũng lưu ý rằng hầu hết thế giới đều quan tâm đến việc phát triển hợp tác cùng có lợi với Nga và kêu gọi công việc cung cấp nguồn cung cấp năng lượng phải được tiếp tục.

Kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra, EU, G7 và các đồng minh đã áp đặt nhiều hạn chế lên Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Trong đó, họ đã áp đặt giới hạn giá dầu nhằm ngăn chặn Moscow bán dầu với giá hơn 60 USD/thùng.

Năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cấm bán dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga theo các hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp cho phép sử dụng giá trần.

Ở động thái liên quan, một cuộc điều tra gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) tuyên bố rằng Ấn Độ và Trung Quốc, những nước hiện là khách hàng mua dầu hàng đầu của Nga, đang tinh chế dầu thô bị trừng phạt thành nhiên liệu máy bay và dầu diesel, sau đó tái sản xuất dầu thô của Nga bằng cách bán nó cho các nước trên thế giới, bao gồm cả Anh.

Tái xuất khẩu dầu đã qua chế biến không phải là bất hợp pháp và không vi phạm lệnh cấm của Anh đối với dầu của Nga do “quy tắc xuất xứ” được quốc tế công nhận, trong đó xác định quốc gia nơi dầu thô được chế biến thành nhiên liệu cho mục đích thương mại là quốc gia xuất xứ.  

Tuy nhiên, “lỗ hổng lọc dầu” trái ngược với tuyên bố của London rằng không nhập khẩu dầu của Nga kể từ năm 2022.

Theo ông Isaac Levi, người đứng đầu bộ phận phân tích năng lượng và chính sách châu Âu-Nga của CREA, lỗ hổng này làm tăng nhu cầu đối với dầu thô của Nga và cho phép doanh số bán hàng cao hơn về khối lượng cũng như đẩy giá của chúng lên cao”. 

Một nghiên cứu riêng biệt của nhóm chiến dịch Global Witness tiết lộ rằng khoảng 5,2 triệu thùng sản phẩm dầu mỏ tinh chế làm từ dầu của Nga đã được Anh nhập khẩu vào năm ngoái.

Phần lớn khối lượng đó, tương đương khoảng 4,6 triệu thùng, được vận chuyển dưới dạng nhiên liệu máy bay và được sử dụng cho 1/20 chuyến bay ở Anh.

Trong khi đó, CREA ước tính rằng trong 12 tháng kể từ khi các hạn chế của phương Tây đối với dầu của Nga có hiệu lực vào năm 2022, Vương quốc Anh đã nhập khẩu khoảng 569 triệu bảng Anh (712,5 triệu USD) các sản phẩm dầu có nguồn gốc từ dầu thô bị trừng phạt.

Xem thêm >> EU ‘lùng sục’ các mục tiêu trừng phạt mới lên Nga

Theo RT
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.