'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương, hiện tổng số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô tại Việt Nam là 358 doanh nghiệp, trong đó có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe, 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô (quá thấp so với 385 doanh nghiệp ở Malaysia và 2.500 doanh nghiệp ở Thái Lan về sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô).
Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số nhóm linh kiện, phụ tùng như: Các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, nhíp lò xo, ống xả, ruột két nước… Đầu tư cho sản xuất linh kiện còn mang tính chất nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Sức cạnh tranh quốc tế của công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô còn hạn chế, nhất là sản phẩm các doanh nghiệp nội địa.
Tại Việt Nam, hiện các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất chi tiết tổng thể thành ô tô như: Thaco, TMV, Samco, Vinamotor…
Đối với chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hoá cao, đáp ứng về cơ bản (xe tải 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu với tỷ lệ nội điạ hoá trung bình 55%, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, một số loại xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu tỷ lệ nội địa hoá đạt từ 45% đến 55%).
Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân 9 chỗ ngồi đạt thấp, đến nay mới chỉ đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% (đối với riêng dòng xe Innova), thấp hơn mục tiêu đề ra.
Phần lớn phụ tùng và linh kiện đều phải nhập khẩu: Năm 2014 nhập khẩu 2,3 tỷ USD, năm 2015 nhập khẩu 3 tỷ USD, năm 2016 nhập khẩu 3,5 tỷ USD và năm 2017 nhập khẩu 3,167 tỷ USD.
Tỷ lệ mua phụ tùng trong nước đạt ở mức khác nhau tuỳ theo chủng loại xe và nhà sản xuất (10-30% đối với xe du lịch, >30% đối với xe tải và >40% đối với xe buýt).
Phụ tùng, linh kiện chủ yếu được sản xuất và nhập khẩu từ doanh nghiệp FDI, tỷ lệ đặt hàng phụ tùng linh kiện từ doanh nghiệp nội địa cung cấp rất thấp. Trong số các doanh nghiệp cung cấp, hiện có hơn 90% là doanh nghiệp FDI.
Theo đánh giá của Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương, nhìn chung nhiều sản phẩm phụ tùng linh kiện ở mức độ đơn giản với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp. Tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn rất thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu mong muốn về tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm ô tô ở Việt Nam.
Xem thêm: Việt Nam là thị trường đầu tiên đón nhận lô hàng Honda Brio mới trong năm 2019
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.