Tỷ phú công nghệ Mike Cannon-Brookes: Không tiếc tài sản để đầu tư cho 'hành tinh xanh'

Quỳnh Anh - 15/12/2021 23:31 (GMT+7)

(VNF) - Tỷ phú công nghệ Australia Mike Cannon-Brookes cam kết tài trợ hơn 350 triệu USD trong quỹ cá nhân cho các tổ chức từ thiện chống biến đổi khí hậu, đồng thời đầu tư thêm vào các công ty công nghệ xanh.

VNF
Tỷ phú công nghệ Mike Cannon-Brookes dành sự quan tâm đặc biệt cho công nghiệp xanh và phát triển bền vững.

Một trong những tỷ phú làm từ thiện nhiều nhất Australia

Mike Cannon Brookes, 42 tuổi, là người đồng sáng lập và CEO của công ty phần mềm Atlassian, có trụ sở tại Sydney, Australia. Ông và đồng giám đốc điều hành Scott Farquhar thành lập công ty ngay sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2002. Trong số các khách hàng của Atlassian có NASA, Tesla, SpaceX.

Cannon-Brookes cũng đầu tư vào hơn 20 startup, từ các nhà sản xuất protein thay thế đến robot và năng lượng tái tạo. Tuy vậy, công việc mang lại nguồn tài chính vững chắc nhất cho ông vẫn đến từ Atlassian. Chính số cổ phần Brookes nắm giữ tại Atlassian là nền tảng cho khối tài sản khổng lồ của ông.

Kể từ khi ra mắt thị trường tại New York vào năm 2015, cổ phiếu của Atlassian đã tăng hơn 20 lần, chạm mức cao nhất mọi thời đại là 458 USD vào cuối tháng 10 sau khi nhà sản xuất phần mềm báo cáo doanh thu tăng 34% lên 614 triệu USD trong quý III.

Giá cổ phiếu công ty tăng hơn 50% trong năm nay đã đẩy vốn hóa thị trường của Atlassian vượt qua 100 tỷ USD lần đầu tiên vào tháng 10, khiến nó có giá trị hơn “ông lớn” cùng ngành là IBM. Ngoài ra, kể từ khi bắt đầu giao dịch trên Nasdaq, công ty này cũng chứng kiến mức doanh thu trung bình tăng tới 35% mỗi năm, nhờ nhu cầu về các nền tảng điện toán đám mây tăng cao.

Theo Forbes, ông Brookes hiện có khối tài sản 22,9 tỷ USD, là một trong những tỷ phú giàu nhất Australia. Năm 2018, ông và vợ gây chú ý khi mua lại một căn biệt thự bên bờ sông ở Sydney với giá 100 triệu AUD (72 triệu USD), khiến căn biệt thự này trở thành bất động sản có giá trị nhất Australia.

Ông Cannonn-Brookes cũng là một trong những tỷ phú làm từ thiện nhiều nhất tại Australia, nhờ những đóng góp và cam kết không ngừng nghỉ để khiến cuộc sống con người trên trái đất trở nên tốt đẹp hơn.

Những khoản đầu tư khổng lồ để cứu trái đất

Vào cuối tháng 10, ngay trước khi bắt đầu hội nghị COP26 ở Scotland, Cannon-Brookes và vợ là Annie đã cam kết tài trợ 500 triệu AUD (357 triệu USD) vào năm 2030 cho các tổ chức phi lợi nhuận đang tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đồng thời, vị tỷ phú công nghệ cũng tiết lộ kế hoạch từ thiện của mình, bao gồm việc đầu tư thêm 1 tỷ AUD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo bên cạnh 1 tỷ AUD đã được triển khai trước đó thông qua công ty đầu tư của mình là Grok Ventures.

Ông Mike còn tham gia vào cuộc đua mua bất động sản tại New South Wales, nơi ông đặt mục tiêu biến những vùng đất rộng lớn thành thiên đường xanh thông qua nông nghiệp tái sinh, cố gắng giảm lượng khí thải carbon do canh tác truyền thống thải ra.

Theo ông Brookes, các công ty Australia không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng các nguyên liệu bền vững khi các quốc gia quan tâm đến môi trường ngày càng áp đặt thuế carbon cao đối với nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và thậm chí ngừng mua chúng - một viễn cảnh đáng lo ngại đối với quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới (tính theo giá trị).

Ông Cannon-Brookes cho rằng quá trình chuyển đổi từ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo “đòi hỏi cả đầu tư tài chính và từ thiện”. “Bạn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hàn lâm để chỉ ra cách thức hoạt động của những công nghệ mới này đối với các lĩnh vực và khu vực khác nhau”, ông nói.

Mặc dù tốn nhiều thời gian và tiền bạc, song phát triển theo hướng cắt giảm lượng khí thải carbon và tăng cường phát triển nhiên liệu bền vững là hướng đi đúng đắn cho Australia.

Theo một nghiên cứu, trong 2 thập kỷ tới, Australia có thể mất 1/3 tổng doanh thu xuất khẩu hàng hoá nếu không thay đổi các chính sách quan trọng, bởi việc xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của quốc gia này đang gặp rủi ro khi thế giới đang tìm cách chuyển sang chế độ phát thải carbon ròng về 0.

Đồng thời, một số khách hàng lớn nhất của than Australia - bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ - cũng là những quốc gia cam kết giảm phát thải ròng carbon mạnh mẽ, dẫn tới việc hạn chế nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch trong thời gian tới.

Ngược lại, nếu Australia tăng cường đầu tư nhiên liệu xanh, nước này có thể đạt mức 333 tỷ AUD xuất khẩu hàng năm vào năm 2050.

Cannon-Brookes cũng đồng ý với quan điểm nói khử cacbon là cơ hội kinh tế lớn duy nhất cho cường quốc tài nguyên. Ông đã hợp tác với tỷ phú khai thác mỏ Andrew “Twiggy” Forrest để khai thác năng lượng mặt trời ở những khu vực nắng nhất của Australia.

Cannon-Brookes và Andrew Twiggy còn là người ủng hộ lớn nhất của công ty khởi nghiệp Sun Cable có trụ sở tại Úc. Công ty này đang xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời khổng lồ trị giá 30 tỷ AUD để cung cấp điện cho Darwin vào năm 2026 và cho Singapore vào năm sau thông qua một tuyến cáp điện một chiều điện áp cao (HVDC) dài 4.200 km có tên là Australia-Asia PowerLink (AAPowerLink ).

Kane Thornton, Giám đốc điều hành của Clean Energy Council, một tổ chức đại diện cho các công ty năng lượng tái tạo có trụ sở tại Melbourne cho biết: “Dự án Sun Cable chứng tỏ rằng Australia có cơ hội to lớn để trở thành siêu cường xuất khẩu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo”.

Thông qua công ty đầu tư Grok Ventures của mình, ông Brookes cũng tài trợ cho công ty fintech Brighte - công ty tài trợ cho việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trong các ngôi nhà ở Australia.

Theo ông Cannon-Brookes, bằng cách cung cấp tài chính trả trước để lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà, Brighte đang đẩy nhanh quá trình khử cacbon cho các ngôi nhà ở Australia. Kể từ khi thành lập vào năm 2015, công ty đã giải ngân hơn 600 triệu AUD cho hơn 75.000 hộ gia đình.

Xem thêm >> Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk được chọn là ‘Nhân vật của năm 2021’

Theo Forbes
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.