Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Bloomberg, trong suốt 7 năm qua, nhà đồng sáng lập của “gã khổng lồ công nghệ” Microsoft chưa bao giờ bị đẩy ra khỏi top 2 người giàu nhất thế giới trong bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index.
Nhưng điều đó đã kết thúc vào ngày 16/7 khi tỷ phú Bernard Arnault, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH, đã “đẩy” Bill Gates xuống vị trí thứ 3.
Vào tháng trước, ông Arnault gia nhập câu lạc bộ siêu tỷ phú cùng với tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos và tỷ phú Bill Gates khi khối tài sản của ông vượt 100 tỷ USD .
Từ đầu năm tới nay, tài sản của tỷ phú Arnault đã tăng thêm 39 tỷ USD, mức tăng cá nhân lớn nhất trong số 500 tỷ phú có tên trong bảng xếp hạng của Bloomberg.
Tổng giá trị tài sản của ba tỷ phú Jeff Bezos, Bill Gates và Bernard Arnault đã vượt giá trị thị trường của hầu hết mọi công ty trong nhóm S&P 500 Index, bao gồm cả Walmart Inc., Exxon Mobil Corp và Walt Disney Co.
Tỷ phú Bernard Arnault (70 tuổi) là người đứng sau đế chế LVMH, tập đoàn hàng đầu thế giới về xa xỉ phẩm với 70 thương hiệu cao cấp cùng khoảng 4.000 nhà bán lẻ, hoạt động trong 6 lĩnh vực nổi bật.
LVMH sở hữu những thương hiệu như: Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy… Và các nhãn hiệu đồng hồ trang sức cao cấp như: Bvlgari, Hublot, Zenith và Tag Heuer.
Ngay từ khi còn trẻ, Arnault đã tỏ rõ khả năng kinh doanh táo bạo trời phú. Vốn theo học bằng kĩ sư tại ngôi trường danh tiếng Ecole Polytechnique (Pháp), sau đó, ông về làm việc tại công ty xây dựng của gia đình ở tuổi 25.
Đến năm 1979, khi tròn 30 tuổi - ông trở thành Chủ tịch công ty của gia đình. Tuy nhiên, thời điểm đó có một số thay đổi trong chính trường Pháp khiến gia đình Arnault quyết định di cư đến nước Mỹ.
Năm 1983, Arnault và gia đình trở về Pháp. Tỷ pú Arnault tiến vào thị trường hàng hóa xa xỉ vào năm 1984 bằng cách mua lại một tập đoàn dệt may sở hữu nhãn hiệu Christian Dior.
Bốn năm sau, ông bán đi các mảng kinh doanh khác của doanh nghiệp này và sử dụng số tiền thu được để mua số cổ phần đủ để có quyền kiểm soát tại LVMH.
Vào năm 1990, Arnault sở hữu 43,5% của LVMH, 35% quyền biểu quyết và chính thức trở thành Chủ tịch kiêm CEO của LVMH, đồng thời sở hữu 97% cổ phần của công ty thời trang cao cấp danh tiếng Christian Dior.
Quá trình thống nhất LVMH của ông được xem là một trong những vụ thâu tóm cam go và quyết liệt nhất trong lịch sử doanh nghiệp tại Pháp, khiến cho tên tuổi Arnault được nhắc nhiều như "nỗi sợ hãi của các đối thủ kinh doanh"; và sau đó là "sự nể phục dành cho tính quyết đoán của ông".
Chỉ trong 11 năm, trị giá thị trường của LVMH đã tăng lên ít nhất 15 lần, cả doanh thu và lợi nhuận tăng lên 500%.
Vai trò của tập toàn là hỗ trợ những lợi ích chung cho các thương hiệu. Cách làm này giúp cho sức sống của các thương hiệu thuộc LVMH phát triển bền vững và giữ được truyền thống trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.
LVMH tiếp tục thâu tóm thêm Celine (năm 1988), Berluti và Kenzo (năm 1993), Guerlain (năm 1994), Marc Jacobs và Sephora (năm 1997), Emilio Pucci (năm 2000), Fendi, DKNY (năm 2001), 17% của Hermes (năm 2010) và gần đây nhất là toàn bộ nhà mốt Christian Dior (tháng 4/2017).
Những năm gần đây LVMH vẫn tiếp tục thâu tóm thêm các thương hiệu khác, trong cả lĩnh vực đồng hồ xa xỉ như: Zenith, Tag Heuer và Hublot.
Xem thêm >> Vừa ly hôn, tỷ phú Jeff Bezos công khai hôn bạn gái tại sự kiện
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.