'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thành tựu sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương
Năm 2023 là một năm đặc biệt với mối quan hệ Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Đây là năm kỷ niệm tròn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (1/8/1993-1/8/2023), đồng thời cũng mở ra một cột mốc mới khi hai quốc gia đã đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) và dự kiến sẽ ký kết trong năm 2024.
UAE đã xác định Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) là một trong 3 trụ cột ưu tiên trong hợp tác kinh tế với Việt Nam cho đến năm 2030.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1993, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-UAE liên tục tăng trong những năm trở lại đây, từ 730 triệu USD năm 2010 lên 5,17 tỷ USD năm 2019, chiếm 36,11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khu vực Tây Á.
Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam và UAE giảm 16,3% so với năm 2019, đạt 4,3 tỷ USD. Đến năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và UAE đạt hơn 4,4 tỷ USD.
Về hợp tác thương mại, Việt Nam đứng trong top 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của UAE, là đối tác thương mại lớn nhất của UAE tại Đông Nam Á. Trong khi đó, UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi.
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt 3,9 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 418,6 triệu USD. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 5,47 tỷ USD sang UAE, bao gồm thiết bị phát sóng, máy tính, giày dép.
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá trị giá khoảng 3 tỷ USD sang UAE, nhập khẩu đạt 539,8 triệu USD.
Một trong những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam
Bên cạnh việc là đối tác thương mại, UAE cũng là nhà đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 260 triệu AED (71 triệu USD) vào năm 2022. Các công ty hàng đầu của UAE đầu tư vào thị trường Việt Nam bao gồm DP World, Emirates Investment Authority, Mubadala và Borouge.
Theo đó, công ty hậu cần đa quốc gia DP World của UAE đã đầu tư và vận hành Cảng container Sài Gòn Premier tại TP. HCM; Tập đoàn đầu tư Mubadala có những khoản đầu tư vào các lô dầu khí tại Việt Nam từ những năm 2010.
Số liệu từ Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến hết tháng 11/2023, UAE có 39 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư là 71,5 triệu USD, xếp thứ 53/143 vùng/lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Dấu ấn FDI của UAE vào Việt Nam Đầu tháng 9/2006, một số nhà đầu tư từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã đến Việt Nam với hàng loạt dự án. Tỷ phú Bruce A.Khali, Giám đốc Khách sạn Sân bay Thiên niên kỷ và Đại diện Hãng hàng không Dolphin Airlines, dự định đầu tư vào các khách sạn, khu du lịch dọc các bãi biển phía Nam Việt Nam và mở đường bay nối Dubai với Việt Nam. Trước đó, tập đoàn bất động sản nổi tiếng Sama Dubai có dự định đầu tư 400 tỷ đồng xây dựng cầu Cửa Đại tại các tỉnh miền Trung Quảng Nam, thị xã Hội An theo mô hình xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT). Tập đoàn cũng có kế hoạch phát triển khu đô thị tại quận Thủ Thiêm, TP. HCM. Tháng 02/2009, Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) đã ký thỏa thuận sẽ bán khí LPG cho Tổng Công ty Khí (PVGas) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở lâu dài. Tháng 10/2009, Tập đoàn DP World đã tham gia liên doanh với Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận để xây dựng cảng nước sâu với tên gọi Cảng container trung tâm Sài Gòn (SPCT) bên trong Khu Công nghiệp Hiệp Phước, trên sông Soài Rạp, với tổng số vốn đầu tư khoảng 360 triệu USD, diện tích 39,13 ha, công suất khai thác khoảng 1,5 triệu TEUs/năm. Tiếp đó, tháng 10/2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty MDC Oil & Gas Holding Company LLC (thuộc Tập đoàn Mubadala - một Tập đoàn kinh tế lớn của UAE) đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí. Hiện nay Mubadala Petroleum, thành viên của Tập đoàn Mubadala, đang tham gia một số hợp đồng dầu khí tại một số lô ngoài khơi Việt Nam. Tháng 10/2019, gần 20 doanh nghiệp lớn của UAE hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu tổng hợp, dệt may, nông sản, thực phẩm chế biến, giải pháp năng lượng, xử lý chất thải, logistics, phân phối bán lẻ, dịch vụ tài chính… sang tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác thương mại với các đối tác Việt Nam. Mới đây nhất, Lãnh đạo Tập đoàn Cảng Abu Dhabi và Sirius International Holding của Công ty International Holdings (IHC) bày tỏ mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư phát triển cảng biển, logistics và thành phố thông minh tại Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Dubai vào ngày 2/12/2023. |
Còn nhiều dư địa
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 6/2023, Bộ trưởng Ngoại giao UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi bày tỏ ấn tượng về thành tựu của Việt Nam thời gian qua, đồng thời cho rằng hai nước có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là về định hướng phát triển và quy mô nền kinh tế.
Theo ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, các doanh nghiệp UAE trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng tái tạo, logistics khẳng định sẵn sàng khai thác tối đa tiềm năng và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Với thị trường năng động và có nhiều cơ hội phát triển các ngành nghề mới, hai bên hy vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác phù hợp với từng thế mạnh và định hướng phát triển.
Đáp lại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp, quỹ đầu tư của UAE đầu tư vào các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của hai bên như năng lượng, năng lượng tái tạo, logistics, cơ sở hạ tầng, kêu gọi UAE giúp Việt Nam phát triển cảng biển và xây dựng TP. HCM như một trung tâm tài chính.
Trong cuộc gặp mặt tại Dubai ngày 2/12 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống UAE Sheikh Mansour bin Zayed Al Nahyan đã một lần nữa khẳng định tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Theo đó, Phó Tổng thống UAE khẳng định coi trọng tăng cường hợp tác với Việt Nam, và xác định Việt Nam là thị trường đầu tư rất tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, cơ sở hạ tầng, logistics, cảng biển, trung tâm dữ liệu…
Về hợp tác đầu tư, ngoài các lĩnh vực quan tâm của UAE, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị phía UAE tăng cường đầu tư, hỗ trợ Việt Nam xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế ở TP. HCM, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), phát triển các thành phố thông minh, triển khai các dự án năng lượng tái tạo, phát triển ngành công nghiệp thực phẩm Halal...
Để triển khai các cam kết giữa Lãnh đạo cấp cao và tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai bên sớm thành lập tổ công tác chung trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư. Bên cạnh đó, hai bên cũng trao đổi về khả năng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác.
Xem thêm >> Đối tác kinh tế toàn diện mới của Việt Nam: 50 năm lập quốc, phát triển thần tốc thành nước 'siêu giàu'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.