Tỷ phú Elon Musk tiết lộ kế hoạch chấn động sau khi rời Nhà Trắng
(VNF) - Tỷ phú Elon Musk vừa công bố những kế hoạch táo bạo mới cho SpaceX sau khi chính thức chia tay Tổng thống Donald Trump
Dự án tham vọng nhất trong lịch sử khám phá không gian
Tỷ phú công nghệ Elon Musk đã tổ chức một sự kiện vào hôm 29/5 để trình bày chiến lược của công ty nhằm thuộc địa hóa sao Hỏa, mô tả đây là “giai đoạn tiếp theo trong hành trình khám phá không gian”.
Musk cho biết SpaceX đặt mục tiêu thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên đến hành tinh Đỏ vào năm 2026, với một robot Tesla Optimus đi kèm trên tàu.
“Hai năm sau đó, chúng tôi sẽ đưa con người lên, nếu các sứ mệnh ban đầu thành công", Musk nói.
Những chuyến bay đầu tiên có người sẽ mang theo một nhóm nhỏ các “người định cư tiên phong”, tập trung vào việc xây dựng và kiểm tra cơ sở hạ tầng trên bề mặt sao Hỏa.
Kế hoạch đầy tham vọng này phụ thuộc vào việc phát triển các phiên bản Starship thế hệ mới, mà theo Musk, sẽ có 9 động cơ, lá chắn nhiệt cải tiến và khả năng mang tải trọng lớn hơn.

Ông cũng tiết lộ rằng cơ sở lắp ráp của SpaceX tại Texas sẽ sản xuất tới 1.000 chiếc Starship mỗi năm với “cấu trúc lớn nhất thế giới”, được thiết kế để giúp hàng triệu người có thể du hành đến sao Hỏa.
Thông báo được đưa ra chưa đầy một ngày sau khi Musk từ chức khỏi Bộ phận Hiệu quả Chính phủ (DOGE) và nói lời chia tay Nhà Trắng, cho biết nhiệm kỳ đặc biệt của ông với tư cách là nhân viên chính phủ đã kết thúc.
Dù bày tỏ sự ngưỡng mộ với Tổng thống Trump, Musk không ngần ngại chỉ trích gói chi tiêu trị giá 3.800 tỷ USD gần đây của chính quyền.
“Điều đó làm suy yếu công việc mà DOGE đang làm", Musk chia sẻ thẳng thắn với CBS. “Thành thật mà nói, tôi thất vọng khi thấy gói chi tiêu khổng lồ này, nó làm tăng thâm hụt ngân sách thay vì giảm".
Dù vậy, việc rời Nhà Trắng không ngăn được Musk theo đuổi tầm nhìn lâu dài: đưa con người lên sao Hỏa.
Trong sự kiện, ông công bố kế hoạch xây dựng các “Gigabay” mới - một ở Texas, một ở Florida. Đây là các trung tâm tích hợp theo chiều dọc, nơi Starship và tên lửa đẩy Super Heavy được lắp ráp và chuẩn bị phóng.
Tỷ phú Elon Musk cho biết: “Chúng tôi sẽ sản xuất số lượng Starship phục vụ sao Hỏa tương đương với số máy bay thương mại mà Boeing và Airbus sản xuất. Mỗi chiếc Starship còn lớn hơn cả Boeing 747 hay Airbus A380".
Để so sánh, Boeing 747 dài 70,6m, còn Airbus A380 dài khoảng 72,7m.
Ông cũng cho biết SpaceX sẽ tăng tốc sản xuất vệ tinh Starlink lên khoảng 5.000 chiếc mỗi năm, nhiều trong số đó sẽ phục vụ Hỏa tinh.
“Lý tưởng nhất là chúng tôi có thể đưa bất kỳ ai muốn đến sao Hỏa và mang theo tất cả thiết bị cần thiết để xây dựng một cộng đồng tự chủ, có thể tự phát triển", Musk cho hay.

Mục tiêu, ông nhấn mạnh, là gửi đủ tài nguyên đến sao Hỏa để nếu các chuyến tiếp tế từ Trái Đất bị gián đoạn, sự sống trên sao Hỏa vẫn có thể tiếp tục.
“Việc có hai hành tinh mạnh mẽ và tự chủ là yếu tố then chốt để đảm bảo sự sống còn lâu dài của nền văn minh nhân loại", Musk nói thêm.
Ông tin rằng cuộc sống đa hành tinh có thể kéo dài tuổi thọ của nhân loại gấp 10 lần. Tuy nhiên, Musk không dừng lại ở sao Hỏa. Ông còn hình dung các sứ mệnh đến vành đai tiểu hành tinh, các mặt trăng của sao Mộc và thậm chí các hệ sao khác trong tương lai.
SpaceX đang nhắm tới khu vực Arcadia Planitia để hạ cánh Starship do khu vực này gần băng nước, địa hình bằng phẳng và không nằm quá gần các cực. Chuyến sứ mệnh đầu tiên sẽ đến vào năm 2027, và chuyến có người sẽ diễn ra hai năm sau đó.
“Có lẽ để chắc ăn, chúng tôi sẽ hạ cánh hai lần với robot Optimus trước, và lần thứ ba mới đưa con người lên", Musk nói.
Ông ước tính rằng cần ít nhất 1 triệu tấn hàng hóa để xây dựng một cộng đồng tự chủ trên sao Hỏa, tương đương 1.000 đến 2.000 Starship mỗi lần có cửa sổ phóng, với mục tiêu dài hạn là sao Hỏa hoàn toàn độc lập khỏi Trái Đất.
Musk kết thúc sự kiện bằng nhận định đây là “cơ hội cho những người sao Hỏa tương lai định hình lại nền văn minh”.
Ở sao Hỏa sẽ có rất tự do và cơ hội để tái lập lại nền văn minh. Điều đó sẽ tùy thuộc vào người sao Hỏa quyết định", ông kết luận.
Thách thức và rủi ro
Musk thừa nhận việc phát triển tấm chắn nhiệt tái sử dụng là “vô cùng khó khăn”, do khí quyển sao Hỏa có điều kiện khắc nghiệt hơn Trái Đất.
Ngoài ra, sao Hỏa có trọng lực thấp (38% Trái Đất), bức xạ cao (do khí quyển mỏng), và nhiệt độ khắc nghiệt, gây nguy cơ cho sức khỏe con người, đặc biệt là sinh sản. Các nghiên cứu cho thấy bức xạ vũ trụ có thể ảnh hưởng đến thai nhi và khả năng sinh sản. Các nghiên cứu từ trạm không gian cho thấy môi trường không trọng lực hoặc trọng lực thấp (như sao Hỏa) có thể gây mất xương, yếu cơ, và tổn thương DNA do bức xạ. Sinh sản trên sao Hỏa là một thách thức lớn, với nguy cơ dị tật thai nhi cao.
Không những thế, để đạt được mục tiêu tự duy trì, cần vận chuyển hàng triệu tấn hàng hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng phức tạp, điều mà SpaceX chưa từng thực hiện ở quy mô lớn.

Để thực hiện những điều Musk nói sẽ cần đến nguồn kinh phí khổng lồ. Mặc dù Starship giảm chi phí phóng (ước tính 2 triệu USD/chuyến so với 100 triệu USD của các tên lửa khác), tổng chi phí vẫn có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD.
Một số chuyên gia cho rằng chi phí khai thác tài nguyên trên sao Hỏa (như khai thác khoáng sản) không đủ để bù đắp chi phí định cư, khiến kế hoạch khó bền vững về mặt kinh tế.
Nếu thành công, kế hoạch của Musk có thể mở ra kỷ nguyên mới cho loài người, với các công nghệ phát triển trên sao Hỏa mang lại lợi ích cho Trái Đất (như năng lượng, y học, vật liệu). Nó cũng khơi dậy cảm hứng khám phá không gian. Nhưng nếu thất bại, kế hoạch có thể gây lãng phí tài nguyên khổng lồ, làm tổn hại hợp tác quốc tế, và gây ra thảm họa đạo đức nếu con người định cư vội vàng mà không chuẩn bị đầy đủ.
SpaceX của tỷ phú Elon Musk cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam
- Lý do Elon Musk rời bỏ miền quê khởi nghiệp, lập nên đế chế tỷ USD 29/04/2025 12:00
- Tham vọng chuyển phát nhanh toàn cầu trong 1 giờ bằng tên lửa của Taobao và Space Epoch 04/04/2024 10:26
- SET tạm dừng dự án Trung tâm ngoại ngữ Space E 25/10/2023 08:48
CMC rót 300 triệu USD xây tổ hợp không gian sáng tạo cho 5.000 kỹ sư công nghệ
(VNF) - Tổ hợp không gian sáng tạo CMC sẽ là nơi hơn 5.000 kỹ sư công nghệ cùng làm việc, nghiên cứu và kết nối.
Thời điểm vàng để doanh nghiệp công nghệ Việt chính phục thị trường 1.000 tỷ USD
(VNF) - Hơn 1.000 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hiện đang cung cấp dịch vụ số cho hầu hết các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Austrailia... và mang lại cho Việt Nam hàng tỷ USU mỗi năm.
Xây dựng VNPT thành tập đoàn công nghệ hàng đầu, tiên phong chuyển đổi số quốc gia
(VNF) - Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được tổ chức vào sáng 26/5 tại Hà Nội.
'Xe bán tải trên không' của Trung Quốc: Ship 1 tấn hàng đi 1.500km không cần người lái
(VNF) - Máy bay không người lái chở hàng CH-YH1000 bay 1.500km được ví như “xe bán tải trên không” hứa hẹn thay đổi ngành hậu cần vùng sâu của Trung Quốc.
Làn sóng mới tràn vào ngân hàng: 200.000 việc làm nguy cơ bị xóa sổ
(VNF) - Chỉ trong vòng vài giây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có thể làm những việc từng mất cả chục tiếng đồng hồ, khiến hàng loạt vị trí trong ngành ngân hàng đứng trước nguy cơ bị thay thế. Với 200.000 việc làm có thể biến mất và hơn 50% tác vụ bị tự động hóa, một cuộc tái cấu trúc nhân sự quy mô lớn đang âm thầm diễn ra trong giới tài chính toàn cầu.
Telegram sẽ bị chặn tại Việt Nam
(VNF) - Trước tình trạng ứng dụng Telegram ngày càng bị lạm dụng cho các hoạt động vi phạm pháp luật, Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông ngăn chặn hoạt động của nền tảng này.
Đường sắt cao tốc: Thế giới làm gì để thành công?
(VNF) - Đường sắt cao tốc không chỉ là biểu tượng của nền giao thông hiện đại mà còn đóng vai trò trụ cột trong chiến lược giao thông bền vững của nhiều quốc gia. Song để có thể triển khai một dự án đường sắt cao tốc hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với nhiều bài toán phức tạp: nguồn vốn đầu tư khổng lồ, lựa chọn công nghệ phù hợp và xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện.
VNG có tân tổng giám đốc người Canada
(VNF) - Công ty cổ phần VNG (VNZ) vừa công bố bổ nhiệm ông Kelly Yin Hon Wong làm Tổng giám đốc từ ngày 20/5, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Kiếm tiền thời công nghệ với SeAMobile
(VNF) - Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.
Ra giá gần 2.000 tỷ, Viettel trúng đấu giá băng tần 5G 'kim cương'
(VNF) - Viettel trúng đấu giá khối 713-723 MHz và 768-778 MHz, trở thành nhà mạng đầu tiên sở hữu băng tần có độ phủ siêu rộng.
Đường đua xe công nghệ: Khốc liệt giành phần 'miếng bánh' 2,5 tỷ USD
(VNF) - Thị trường gọi xe công nghệ VN cạnh tranh khốc liệt với sự bứt phá mạnh của Xanh SM, chiến lược khác biệt của Be còn tốc độ tăng trưởng của Grab đã chậm lại.
Đường sắt cao tốc: Cuộc đua hạ tầng giữa các siêu cường toàn cầu
(VNF) - Từ Trung Quốc đến châu Âu, từ các siêu đô thị châu Á đến vùng sa mạc Trung Đông, đường sắt tốc độ cao không chỉ là phương tiện di chuyển mà đang trở thành biểu tượng quyền lực mới trong chiến lược phát triển kinh tế – công nghệ của thế kỷ 21.
Bình Định đặt mục tiêu thành trung tâm công nghiệp bán dẫn vào năm 2030
(VNF) - Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng quan trọng của Việt Nam, với hạ tầng số hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ sinh thái công nghệ toàn diện.
Máy bay không người lái chở người xuất hiện tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 68
(VNF) - Mẫu máy bay không người lái chở người với công nghệ UAV cao cấp nhất do CT UAV - công ty thành viên của CT Group phát triển gây chú ý tại hội nghị toàn quốc về Nghị quyết 68.
'DN Việt khó bứt phá nếu không tăng ứng dụng khoa học công nghệ'
(VNF) - Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam còn rất thấp. Điều này khiến các doanh nghiệp khó bứt phá, và có thể khiến Việt Nam mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.
Intel và hành trình tỷ USD tại Việt Nam
(VNF) - Từ biểu tượng của Thung lũng Silicon đến mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ tại châu Á, Intel không chỉ là nhà sản xuất vi xử lý hàng đầu thế giới mà còn là một trong những nhà đầu tư công nghệ nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, Intel đang góp phần định hình tương lai ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Samsung ra mắt S25 Edge siêu mỏng, thách thức Apple
(VNF) - Ngày 13/2, Samsung chính thức ra mắt mẫu điện thoại flagship mỏng nhất từng được hãng sản xuất. Đây được cho là nước đi chiến lược nhằm "đi trước Apple một bước".
Tập đoàn Mỹ đổ bộ vào ngành bán dẫn, công nghệ cao tại Việt Nam
(VNF) - Việt Nam, với vị trí địa chiến lược, môi trường đầu tư cải thiện và lực lượng lao động dồi dào, đã nổi lên như một điểm đến tiềm năng cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Trong làn sóng đó, hàng loạt doanh nghiệp Mỹ đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực bán dẫn công nghệ cao tại Việt Nam, từ sản xuất chip, lắp ráp, đóng gói, đến thiết kế và đào tạo nhân lực.
Đà Nẵng gọi đầu tư phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng
(VNF) - Dự án đặt tại Công viên phần mềm số 2, tập trung nghiên cứu và sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến (Advanced Packaging) với công suất thiết kế 10 triệu sản phẩm mỗi năm.
AI lên ngôi: Google "trảm" nhân sự, bão sa thải càn quét toàn cầu
Cơn sốt AI đang khiến các ông lớn công nghệ như Google mạnh tay "thay máu" nhân sự, mở màn cho làn sóng sa thải quy mô lớn và đặt dấu hỏi về tương lai người lao động ngành tech.
Việt Nam có liên minh đào tạo 'kỹ sư 57' để thực thi Nghị quyết 57
(VNF) - Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57 sẽ tạo ra thế hệ nhân sự có năng lực chuyên môn cao, sẵn sàng tham gia triển khai Nghị quyết 57.
Quảng Trị: ‘Cửa ngõ Đông Dương’ mở lối cho ngành logistics cất cánh
(VNF) - Với vị trí đầu tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây, hạ tầng logistics đang được đầu tư mạnh và chính sách thu hút cởi mở, Quảng Trị đang vươn mình trở thành trung tâm kết nối chuỗi cung ứng xuyên biên giới, mở ra cơ hội lớn cho ngành dịch vụ hậu cần.
FPT 'chiêu mộ' Navisoft: Từ dự án lịch sử ngành chứng khoán, đến thỏa thuận về chung nhà
(VNF) - FPT và Navisoft đã có hành trình hợp tác trong dự án lịch sử “100 ngày xử lý sự cố nghẽn lệnh HoSE” năm 2021 trước khi về chung nhà.
Phát triển dịch vụ blockchain: Cơ hội để Việt Nam đi trước thế giới
(VNF) - Theo ông Phan Đức Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty 1Matrix, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, việc làm chủ hoàn toàn về công nghệ và sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực blockchain không chỉ giúp Việt Nam chủ động ứng dụng công nghệ vào tiến trình phát triển nền kinh tế số, xã hội số, tương lai số mà còn củng cố chủ quyền quốc gia về dữ liệu, an ninh thông tin và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
CMC rót 300 triệu USD xây tổ hợp không gian sáng tạo cho 5.000 kỹ sư công nghệ
(VNF) - Tổ hợp không gian sáng tạo CMC sẽ là nơi hơn 5.000 kỹ sư công nghệ cùng làm việc, nghiên cứu và kết nối.
Lung linh phố cổ Hoa Lư
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.