Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông này cũng nói thêm, thiệt hại gián tiếp của Ukraina từ cầu Crimea là khoảng 1 tỷ gryvnia (hơn 38 triệu USD), bởi vì, "trong từng giây eo biển Kerch đều bị nguy cơ đóng cửa".
Eo biển Kerch nối biển Đen với biển Azov, tách Crimea ở phía tây với bán đảo Taman ở phía đông. Eo biển này rộng khoảng 4,5 đến 15 km và sâu tới 18 m. Cảng quan trọng nhất ở đây là thành phố Kerch.
Vận tải bằng phà xuyên qua eo biển này được thiết lập năm 1952, nối liền Crimea và Krasnodar của Nga (tuyến cảng Krym - cảng Kavkaz).
Có một cây cầu xuyên qua eo Kerch đã từng được xây dựng hồi mùa hè năm 1944 sau khi Crimea được Hồng quân giải phóng.
Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau đó, cây cầu dài 4,5 km này đã bị phá hủy do không có hệ thống chắn sóng và thời tiết khắc nghiệt.
Ngay sau ngày đầu khành thành, trung tâm thông tin của cầu Crimea công bố gần 14.000 xe đã lưu thông qua cây cầu này chỉ sau 12 giờ đi vào hoạt động, vượt qua kỷ lục trước đó của tuyến phà Kerch Strait.
"Hơn 7.000 xe đã đi đến Crimea và hơn 6.700 xe đến Kuban qua cầu Crimea tính đến 19h ngày 16/5”, theo số liệu từ trung tâm thông tin của cầu Crimea.
"Dự báo sơ bộ của các chuyên gia cho thấy cường độ giao thông qua cầu Crimea có thể đạt 12-13 nghìn xe mỗi ngày. Lưu lượng xe cơ giới giữa khu vực Kuban và Crimea dự kiến sẽ tăng 35-40% trong năm đầu tiên”, trung tâm thông tin cuả cầu Crimea đưa tin.
Ngay sau khi cây cầu Crimea của Nga đi vào hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã lên án cây cầu mới nối Nga với bán đảo Crimea là "một vi phạm nữa" đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Phó phát ngôn viên NATO Piers Cazalet tuyên bố: "NATO lên án việc Nga xây dựng và khánh thành cây cầu qua eo biển Kerch nối Nga với Crimea.
Crimea là một phần của Ukraine và cây cầu này cho thấy một sự vi phạm khác đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine."
Ngoài ra, ông Cazalet cũng chỉ rõ, "Nga tiếp tục tỏ ra không tôn trọng luật quốc tế", đồng thời cho biết NATO sẽ không công nhận việc Moskva sáp nhập Crimea hồi năm 2014.
Ngày 15/5, cây cầu nối bán đảo Crimea với miền nam nước Nga chính thức thông xe. Theo điện Kremline, tổng chi phí xây dựng cây cầu là 228 tỷ ruble (gần 3,69 tỷ USD). Với chiều dài 19 km, cầu Crimea đã trở thành cây cầu dài nhất tại châu Âu.
Ngoài tuyến đường bộ gồm 4 làn đường, cầu còn có một tuyến dành cho đường sắt. Phần này dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2019. Phải sau vài tháng nữa xe tải trọng lớn mới được lưu thông trên cầu do vẫn cần thời gian để kiểm tra chất lượng công trình và các giải pháp an toàn.
Công trình này là một phần nỗ lực của Nga nhằm giúp Crimea sớm hội nhập với Nga. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng để kết nối giao thông, đây là một biểu tượng mang tính chính trị sau khi bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga vào năm 2014.
Xem thêm >> Mỹ ra điều kiện, Triều Tiên ‘nổi giận đùng đùng’
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.