Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng UOB vừa cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2023, sau khi có kết quả tăng trưởng quý III.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,24% so với cùng kỳ. Theo UOB, đây là một sự cải thiện so với mức 3,72% của nửa đầu năm 2023, nhưng chỉ bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng 8,85% so với cùng kỳ vào năm 2022.
Điều này, theo UOB sẽ đồng nghĩa với việc mục tiêu tăng trưởng chính thức là 6,5% là một thách thức. Để đạt được mục tiêu này, tốc độ tăng trưởng trong quý IV của Việt Nam sẽ cần ít nhất là 12% và điều này khó xảy ra trong bối cảnh hiện tại nếu nhu cầu cơ bản không có sự cải thiện mạnh mẽ.
Mặc dù tăng trưởng đã vững chắc hơn trong quý III nhưng kết quả tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu năm vẫn ảnh hưởng đáng kể.
Do đó, UOB hạ dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam xuống 5% (từ mức 5,2% trước đó), với giả định tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong quý IV đạt 7% so với cùng kỳ (so với dự báo trước đó là 7,6%). Điều này đòi hỏi các hoạt động kinh tế và đơn đặt hàng phải tăng nhanh trong những tháng tới.
Theo thường lệ, quý IV là quý có kết quả hoạt động tốt nhất trong hầu hết các năm ở Việt Nam, mặc dù mức tăng trưởng trong năm 2023 sẽ bị áp lực khi so sánh với số liệu năm 2022 với mức tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ. UOB cũng duy trì dự báo năm 2024 ở mức 6%.
Báo cáo cũng đề cập đến một số tín hiệu tích cực. Cụ thể, xuất khẩu tăng trong tháng 9 sau 6 tháng giảm liên tiếp, đạt mức 4,6% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu cũng cho thấy xu hướng tương tự, tăng 2,6% so với cùng kỳ trong tháng 9 sau 10 tháng giảm liên tiếp.
Tương tự, sản lượng công nghiệp đã tăng 5,1% so với cùng kỳ trong tháng 9, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 11 năm 2022, do lĩnh vực sản xuất ghi nhận sản lượng tăng tháng thứ tư liên tiếp so với cùng kỳ.
Một lý do khiến cho các điều kiện có xu hướng cải thiện hơn nữa là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam.
FDI giải ngân đã tăng tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 9 năm 2023, với mức tăng 9 tháng đạt 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 15,9 tỷ USD.
Nếu tốc độ tăng tiếp tục ở mức tương tự, UOB dự báo dòng vốn FDI cả năm có thể sẽ đạt mức 19,7 tỷ USD như năm 2021. Đây là một kết quả đáng kể khi xét đến hoàn cảnh hiện tại bị chi phối bởi các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng chưa chắc chắn, áp lực lạm phát và niềm tin suy yếu.
Vốn FDI đã đăng ký (hoặc cam kết), là một chỉ số mang tính tương lai cho vốn FDI giải ngân, tăng 7,7% so với cùng kỳ trong tháng 9 ở mức 20,2 tỷ USD, vượt mức 18,8 tỷ USD được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2022.
Ở trong nước, chi tiêu của người tiêu dùng dường như đã lấy lại đà tăng trưởng. Thương mại bán lẻ tổng thể đã tăng 9,4% so với cùng kỳ trong tháng 9 sau khi dao động dưới mức 7% trong 3 tháng trước đó và là tháng tốt nhất kể từ tháng 4/2023.
Doanh số bán lẻ tăng 7,4% so với cùng kỳ trong tháng 9, cũng là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4 đầu năm. Sản lượng thương mại dịch vụ và lưu trú tăng 34,7% trong tháng 9 sau khi dao động quanh mức 5 - 10% trong 4 tháng trước đó, cho thấy hoạt động du lịch đang tăng tốc.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.