Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) vào ngày 27/11.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi). Báo cáo đã chỉ ra nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan soạn thảo luật và các đại biểu quốc hội.
Về vấn đề chào bán cổ phiếu thấp hơn mệnh giá, dự thảo luật quy định "trong trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến cho rằng việc bổ sung quy định giá chào bán thấp hơn mệnh giá sẽ phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, để bảo đảm đồng bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan tại Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, nhiều ý kiến nhất trí nâng điều kiện về vốn điều lệ đối với chào bán chứng khoán ra công chúng từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng; có ý kiến đề nghị giữ điều kiện này ở mức 10 tỷ đồng, có ý kiến đề nghị chỉ nâng lên mức 20 tỷ đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay: "Việc nâng điều kiện về vốn điều lệ là nhằm nâng cao chất lượng, sự ổn định của công ty đại chúng và phù hợp với thông lệ quốc tế, quy mô thị trường chứng khoán (TTCK). Quy định điều kiện về mức vốn điều lệ để được chào bán chứng khoán ra công chúng là 30 tỷ đồng cũng tương thích với điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội hiện nay".
Liên quan đến chào bán trái phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng, một số ý kiến cho rằng cần phân định rõ phạm vi điều chỉnh giữa các luật đối với chào bán chứng khoán riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã tiếp thu theo hướng phân định rõ phạm vi Luật Chứng khoán điều chỉnh đối với phát hành chứng khoán của công ty đại chúng và Luật Doanh nghiệp điều chỉnh phát hành chứng khoán của doanh nghiệp không phải công ty đại chúng.
Điều này là nhằm bảo đảm tính nhất quán trong việc đưa ra các điều kiện phát hành, quản trị doanh nghiệp cũng như quá trình xem xét chấp thuận, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng công ty đại chúng và doanh nghiệp không phải công ty đại chúng, đồng thời bảo đảm có đủ thời gian đánh giá tác động theo đúng quy định của pháp luật.
Về chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, một số ý kiến cho rằng cần có điều khoản riêng quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với các quy định mang tính nguyên tắc; có ý kiến đề nghị không quy định trong Luật để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo rằng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với mức vốn thấp, rủi ro cao; cho phép chào bán chứng khoán ra công chúng trên TTCK sẽ ảnh hưởng đến tính an toàn của thị trường và không bảo đảm tính bình đẳng đối với các thành viên thị trường khác.
Mặt khác, hiện nay, Luật Doanh nghiệp đã có quy định cụ thể đối với chào bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty không phải là công ty đại chúng. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định 38/2018/NĐ-CP đã có những cơ chế hỗ trợ vốn và đầu tư cho các doanh nghiệp này thông qua Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Vì vậy, Ủy ban đề nghị không quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại dự thảo Luật.
Một nội dung rất đáng chú ý khác cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Một số ý kiến đề nghị mô hình UBCKNN cần độc lập và trực thuộc Chính phủ; một số ý kiến khác nhất trí giữ mô hình UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính, tuy nhiên cần quy định theo hướng tăng thẩm quyền, bảo đảm tính độc lập cho UBCKNN trong hoạt động.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy rằng việc quy định UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay là phù hợp, giữ ổn định về bộ máy, tổ chức, không tăng thêm đầu mối. Đồng thời, mô hình hiện nay đã và đang phát huy tác dụng tốt, giúp cho Bộ Tài chính quản lý thống nhất các vấn đề liên quan đến tài chính của đất nước; các chính sách phụ trợ cho sự phát triển của TTCK được ban hành trong chỉnh thể đồng bộ, linh hoạt.
Về việc tăng thêm thẩm quyền, bảo đảm tính độc lập của UBCKNN, dự thảo Luật đã được rà soát, bổ sung thêm một số quyền hạn, nhiệm vụ cho UBCKNN trong việc thực thi nhiệm vụ, để có thể tiệm cận gần hơn với các nguyên tắc của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO).
Cụ thể, bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn trên cơ sở luật hóa quy định tại Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính.
Cùng với đó, bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn để tăng cường vai trò cũng như trách nhiệm của UBCKNN trong tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động về chứng khoán và TTCK, bao gồm: tổ chức, phát triển TTCK; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư…
Về mô hình và tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (SGDCK VN), nhiều ý kiến đề nghị chỉ có SGDCK VN và được đặt tại trung tâm tài chính quốc gia. Có ý kiến cho rằng cần thể chế vào dự thảo Luật mô hình SGDCK theo Đề án thành lập SGDCK VN ban hành kèm theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để bảo đảm tính thống nhất, giảm bớt đầu mối quản trị, điều hành và minh bạch, rõ ràng trong áp dụng quy định của pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ có 1 SGDCK duy nhất, là đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán; sửa đổi tên gọi SGDCK thành SGDCK VN tại các điều, khoản liên quan.
"Đây là doanh nghiệp rất đặc thù nên cần được quy định cụ thể trong Luật về thẩm quyền thành lập, quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản. Mặt khác, những biến động về thị trường tại SGDCK VN có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ của quốc gia.
Do vậy, để bảo đảm Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, chi phối đề nghị chỉnh lý khoản 1 Điều 42 của dự thảo Luật, theo đó SGDCK VN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết", Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông tin.
Liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, một số ý kiến đề nghị làm rõ tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong Luật này. Có ý kiến khác cho rằng không nên quy định cụ thể mà cần căn cứ vào điều kiện đặc thù kinh doanh, tương thích với luật chuyên ngành và chủ sở hữu nên là người quyết định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo rằng: "Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8 có quy định về điều kiện, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và dự kiến quy định ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc quy định như tại Điều 50 dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) bảo đảm được tính thống nhất với quy định hiện hành và dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), bảo đảm tính linh hoạt bằng việc giao Chính phủ hướng dẫn".
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.