'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'

Hà Lê - 15/09/2024 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo VINASME, các doanh nghiệp SMEs hiện gặp khó khăn cả về tiếp cận vốn tín dụng và tín chấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án có tính khả thi thấp, báo cáo tài chính còn thiếu tin cậy.

28% doanh nghiệp SME đang rất “khát” vốn

Chia sẻ tại Hội thảo “Giải pháp thanh toán và tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME chỉ ra rằng, vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh và thủ tục hành chính hiện là ba khó khăn lớn nhất đối với với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Trong đó, nhu cầu tiếp cận vốn nổi lên là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là từ sau đại dịch Covid-19.

Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME, nhu cầu tiếp cận vốn là nhu cầu cấp thiết của các SMEs hiện nay

“Mặc dù Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức liên quan đã cố gắng hết sức nhằm giúp các SMEs nâng cao khả năng tiếp cận vốn, tối giản thủ tục hành chính, hối thúc sự giúp đỡ của các ngân hàng, thế nhưng theo thống kê của VINASME và các tổ chức tài chính, có khoảng 28% doanh nghiệp SME đang rất “khát” vốn”, ông Nam cho hay.

Làm rõ vấn đề này, ông Trần Văn Hiển - Phó Trưởng Ban Đào tạo và Hội viên VINASME, Thành viên mạng lưới Tư vấn viên chuyển đổi số, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích, sở dĩ các SMEs vẫn chưa thể tiếp cận tốt nguồn vốn tín dụng là do không có tài sản bảo đảm; có tài sản bảo đảm nhưng giá trị tài sản thấp; tỷ lệ vay trên giá trị tài sản bảo đảm không cao (chỉ khoảng 50-60%).

Đối với hoạt động vay vốn không yêu cầu sử dụng tài sản giá trị để đảm bảo khoản vay như vay tín chấp, các SMEs cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận việc cho vay dựa trên dòng tiền và chu kỳ vốn lưu động. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án có tính khả thi thấp, báo cáo tài chính còn thiếu tin cậy.

“Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp chưa có kế hoạch tài chính cho từ 3 - 5 năm”, ông Hiển nêu thực trạng.

Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp SME vẫn đang phải đối mặt với không ít áp lực, thách thức từ bên ngoài, bao gồm: môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng cao, thách thức trong quản lý dòng tiền, tuân thủ các quy định phức tạp, khó theo dõi hiệu suất, áp lực mở rộng quy mô kinh doanh.

Cách nào để giải toả?

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đề xuất các giải pháp giúp các SMEs cải thiện khả năng tiếp cận vốn.

Về phía doanh nghiệp, theo ông Trần Văn Hiển, trước hết, cần phải nâng cao năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt phải hạn chế tối đa dùng tiền mặt.

“Khi không dùng tiền mặt, dòng tiền của doanh nghiệp được minh bạch. Đây là một trong những yếu tố để ngân hàng đánh giá năng lực của doanh nghiệp”, Phó Trưởng Ban Đào tạo và Hội viên VINASME phân tích.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tập trung dòng tiền vào một ngân hàng.

“Hiện có tình trạng doanh nghiệp rải nguồn lực tại nhiều ngân hàng. Về nguyên tắc, không nên bỏ trứng vào một giỏ, song nếu lợi nhuận bỏ vào nhiều ngân hàng thì đó lại là điểm yếu, bởi vì ngân hàng không thể ngồi một chỗ để tổng hợp dòng tiền tại các ngân hàng mà họ chỉ dựa vào một ngân hàng, trên cơ sở đó sẽ cung cấp vốn cho doanh nghiệp”, ông Trần Văn Hiển lưu ý.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần xây dựng phương án kinh doanh khả thi, phù hợp với thực tế cũng như thế mạnh của mình.

Thứ ba, doanh nghiệp cần phải minh bạch, lành mạnh thông tin như báo cáo tài chính và có lợi nhuận, vốn chủ sở hữu đăng ký phải phù hợp, tài sản bảo đảm có nguồn gốc rõ ràng.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các nguồn vốn ưu đãi.

Toàn cảnh Hội thảo “Giải pháp thanh toán và tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”

Về phía VINASME, với tư cách là tổ chức cấp quốc gia của cộng đồng SME, trong chức năng và nhiệm vụ của mình, Hiệp hội sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp giải quyết khó khăn về tín chấp và kế hoạch kinh doanh, dự báo tài chính.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đồng thuận rằng, việc có thêm những công cụ mới từ phía các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại, công ty công nghệ sẽ để bù đắp một phần khó khăn trong việc tiếp cận vốn cho SMEs.

Theo ông Gareth Parrington - Giám đốc cấp cao Giải pháp thanh toán doanh nghiệp và chuyển tiền của VISA khu vực Đông Nam Á, đơn vị này sẽ tập trung vào giải pháp thanh toán và nhận thanh toán hiệu quả.

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu, mục tiêu và thách thức riêng nhưng có đặc điểm chung là cần thanh toán và nhận thanh toán. Với các sản phẩm thẻ doanh nghiệp và giải pháp thanh toán, chúng tôi mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quản lý dòng tiền và nâng cao hiệu quả hoạt động”, ông Gareth Parrington chia sẻ.

Về phía ngân hàng, ông Huỳnh Thiên Phú - Giám đốc Trung tâm quản lý và Phát triển kinh doanh, Sacombank cho biết: “Chúng tôi có đội ngũ tư vấn cho doanh nghiệp tại các địa phương. Đối với lĩnh vực chuyển đổi số, chúng tôi có hợp tác với nhiều hiệp hội, trong đó có Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, với VISA, với các doanh nghiệp về fintech để có bộ giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, từ ứng dụng quản lý kế toán, tài chính cho đến các dịch vụ ngân hàng, giúp doanh nghiệp tối ưu việc giảm chi phí, giao dịch bất kể lúc nào”.

Khó thẩm định, vốn tín dụng 'né' doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khó thẩm định, vốn tín dụng 'né' doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng
(VNF) - Theo đại diện của FiinGroup, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 85% số doanh nghiệp cả nước nhưng tổng nợ vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn - nhóm chỉ chiếm chưa tới 20% số doanh nghiệp cả nước.
Cùng chuyên mục
Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

(VNF) - Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng đã hé lộ nhiều đại gia trong ngành bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, việc này có thể phát sinh rủi ro quản trị hoạt động ngân hàng.

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

(VNF) - Dự án Phố đi bộ - Khu nhà ở đô thị Tiên Cát là khu đô thị có kiến trúc độc đáo tại phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

(VNF) - Tại Quảng Ninh, Bão YAGI đã làm hơn 102.000 nhà bị tốc mái; 251 nhà bị đổ sập; hơn 4.900 nhà bị ngập, sạt lở; tổng thiệt hại là khoảng 23.770 tỷ.

 Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

(VNF) - Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ, bà Đặng Huỳnh Ức My muốn thoái sạch vốn khỏi TTC Land, Chủ tịch HUD Nguyễn Việt Hùng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

(VNF) - Nổi tiếng là một nhà từ thiện kín tiếng, vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott vừa gặp một tình huống “dở khóc dở cười” khi khoản quyên góp 10 triệu USD của mình bị nhân viên đơn vị nhận tài trợ nhầm tưởng thành “thư rác”.

Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học

Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học

(VNF) - Sau gần 1 tuần cơn bão số 3 (Yagi) quét qua, huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh hoang tàn, nhà cửa, trường học tốc mái, cây cối đổ ngổn ngang... Ngày 14/9, Đoàn công tác xã hội của Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có mặt ở Cô Tô, mang tấm lòng của CBNV và sự ủng hộ của các DN, mạnh thường quân... góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang trường học nơi đây.

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

(VNF) - Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.

'Xanh hóa' doanh nghiệp: Bài toán không của riêng ai

'Xanh hóa' doanh nghiệp: Bài toán không của riêng ai

(VNF) - Những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình "xanh hóa" sẽ không được giải quyết chỉ với cố gắng đơn phương từ doanh nghiệp.

Tín dụng đen 'vươn vòi bạch tuộc', tin đồn cuộc gọi lạ chiếm tài khoản sau 3 giây

Tín dụng đen 'vươn vòi bạch tuộc', tin đồn cuộc gọi lạ chiếm tài khoản sau 3 giây

(VNF) - Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng vùng bão lũ; tín dụng đen vẫn 'vươn vòi bạch tuộc' siết cổ người vay; tin đồn chiếm tài khoản sau 3 giây bằng cuộc gọi lạ... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.