Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong thông cáo ngày 4/12, United Airlines cho biết hãng này đã đặt hàng mua 50 chiếc máy bay tầm xa A321XLR để thay thế cho đội bay Boeing 757-200 sắp hết hạn sử dụng.
Cụ thể, United Airlines sẽ bắt đầu khai thác bay thương mại dòng máy bay A321XLR đối với các đường bay quốc tế từ năm 2024. United Airlines có kế hoạch khai thác các máy bay chở khách thân hẹp tầm xa từ các thành phố Newark và Washington ở Bờ Đông của Mỹ tới châu Âu.
A321XLR là dòng máy bay phổ biến của Airbus. Đơn hàng nói trên được đánh giá là một thành công lịch sử đối với Airbus.
United Airlines là hãng hàng không mới nhất của Mỹ quyết định mua máy bay A321XLR của Airbus để thay thế các đội bay sử dụng tàu bay Boeing. Trước đó, các hãng JetBlue và American Airlines cũng đã nhất trí đặt hàng một số máy bay tầm xa của Airbus.
Cuộc đối đầu giữa Airbus và Boeing bắt đầu từ thập niên 1990s sau khi nhiều cuộc sáp nhập và mua lại của các công ty sản xuất máy bay. Trong khi tập đoàn Airbus dần trở thành hãng sản xuất máy bay hàng đầu Châu Âu thì Boeing cũng trở nên nổi tiếng tại Mỹ.
Tuy nhiên, Boeing thời gian gần đây chịu nhiều sức ép cạnh tranh khi dòng máy bay 737 MAX liên quan đến hai vụ tai nạn máy bay thảm khốc khiến 356 thiệt mạng vẫn chưa được cất cánh trở lại do lo ngại về vấn đề an toàn.
Mới đây, tại Triển lãm Hàng không Dubai (Dubai Airshow) 2019 hồi giữa tháng 11, tập đoàn chế tạo và sản xuất máy bay châu Âu Airbus và Hãng hàng không quốc gia Emirates Airline của UAE đã ký thỏa thuận mua bán 50 máy bay A350-900s – thế hệ máy bay thân rộng mới nhất của Airbus. Bản thỏa thuận trị giá khoảng 16 tỷ USD.
Trong khi đó, đối thủ chính của Airbus là Boeing mới chỉ khiêm tốn giành được hợp đồng 1,2 tỷ USD với hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ SunExpress khi hãng này đặt hàng 10 máy bay 737 MAX.
Đây là đơn hàng đầu tiên cho 737 MAX kể từ khi dòng máy bay này bị đình chỉ trên toàn thế giới kể từ giữa tháng 3/2019 sau 2 thảm họa hàng không của hãng Lion Air (Indonesia) và hãng Ethiopian Airlines khiến 346 người thiệt mạng.
Việc 737 MAX bị cấm bay khiến tập đoàn chế tạo máy bay Boeing thiệt hại khoảng 5 tỷ USD lợi nhuận sau thuế trong quý II/2019 liên quan đến việc “giảm giá và nhượng bộ khách hàng” vì sự gián đoạn hoạt động của dòng máy bay này.
Trong một thông báo hồi đầu tháng 11, Boeing cho biết vẫn hy vọng sẽ nhận được giấy phép từ Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) trong tháng 12/2019, cho phép Boeing khôi phục hoạt động chuyển giao các máy bay dòng MAX cho khách hàng trước cuối năm 2019.
Cùng với đó, Boeing cũng đang cố gắng nhận được sự phê chuẩn của các cơ quan quản lý đối với các yêu cầu đào tạo phi công được cập nhật để có thể đưa máy bay MAX hoạt động trở lại.
Về phần mình, Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu hồi tháng 11/2019 cho rằng máy bay Boeing 737 MAX sẽ không hoạt động trở lại tại khu vực châu Âu trước quý I/2020 khi cơ quan này thực hiện các chuyến bay kiểm tra riêng để đánh giá các yêu cầu huấn luyện phi công và phối hợp với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Xem thêm >> Bất đồng quan điểm với ông Trump, Hạ viện Mỹ không chấp thuận Nga tham gia Hội nghị G7
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.