Quảng Ninh 'lệnh' cưỡng chế thuế loạt ông chủ du thuyền trên Vịnh Hạ Long
(VNF) - Tại Quảng Ninh, tính riêng tháng 1/2025, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn đã bị nêu tên do nợ thuế.
Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên đầy biến động nhưng cũng rất nhiều cơ hội. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và áp lực từ hội nhập quốc tế đã tạo ra những thách thức chưa từng có đối với các doanh nghiệp Việt. Không còn là câu chuyện cạnh tranh dựa trên giá thành hay quy mô, doanh nghiệp giờ đây phải chứng minh giá trị vượt trội qua năng lực đổi mới, khả năng thích nghi và văn hóa cũng trở thành một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Chuyển đổi số và hội nhập quốc tế cũng không đơn thuần là những thuật ngữ thời thượng mà đã trở thành thực tế sống động trong cách vận hành kinh doanh.
Doanh nghiệp Việt cần một tâm thế mới, một tâm thế sẵn sàng cho chuyển đổi và văn hóa chính là bệ đỡ, đồng thời là bệ phóng cho doanh nghiệp bứt tốc. Sự chuyển đổi không chỉ dừng lại ở việc đổi mới công nghệ, mà quan trọng hơn là phải đổi mới tư duy từ người lãnh đạo đến từng nhân viên trong tổ chức. Thực tế từ khủng hoảng của đại dịch Covid - 19 và những khó khăn của thị trường trong những năm vừa qua cũng cho thấy, những doanh nghiệp có văn hóa đề cao sự linh hoạt, sáng tạo và khả năng thích nghi đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình hoạt động, duy trì sự ổn định. Văn hóa doanh nghiệp trong những tình huống đó không chỉ là yếu tố bảo vệ tổ chức mà còn trở thành động lực để vươn lên.
Hãy thử hình dung một doanh nghiệp không định hình cho mình một bản sắc văn hóa rõ ràng và phù hợp với thời cuộc. Khi đối mặt với thay đổi, nhân viên sẽ hoang mang, lãnh đạo không có định hướng cụ thể, và tổ chức dễ dàng bị lung lay trước áp lực bên ngoài. Ngược lại, một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa vững sẽ giúp mọi thành viên có chung một “kim chỉ nam” từ đó đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hướng đến mục tiêu chung.
Trước những bước ngoặt lớn, “sức mạnh mềm” của văn hóa càng phát huy tác dụng. Thậm chí, lúc này văn hóa trở thành một công cụ quản trị tổ chức hiệu quả hơn bất cứ hệ thống quy trình, quy định nào. Đặc biệt với các tổ chức có quy mô nhân sự lớn, lên đến hàng chục nghìn người, quản trị bằng văn hóa là sự bổ sung cần thiết để doanh nghiệp có thể tạo ra những nhân sự làm việc chủ động, tự giác hơn và hiệu quả sẽ cao.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh mới
Nói về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra 7 định hướng chiến lược, trong đó, chuyển đổi số được nhắc đến như một trong những chiến lược quan trọng giúp xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - phương thức sản xuất số. Tổng bí thư cũng nhấn mạnh việc thực hiện chuyển đổi số với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi do Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, đưa đất nước đi tắt đón đầu phát triển vượt bậc.
Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành chiến lược trọng yếu của đất nước và doanh nghiệp, việc xây dựng văn hóa số nhằm hỗ trợ cho chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự thành công của quá trình này. Đó cũng chính là lý do mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm đến việc xây dựng văn hóa số nhằm hỗ trợ cho chuyển đổi số. Một khảo sát được thực hiện vào tháng 11/2024 bởi Blue C - đơn vị tư vấn Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, cho biết: Có 36.59% doanh nghiệp (trong tổng số 206 doanh nghiệp tham gia khảo sát) lựa chọn văn hóa số là mục tiêu ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp năm 2025.
Văn hóa số trở thành yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp gỡ bỏ những rào cản trong chuyển đổi và tạo động lực để tiến xa hơn. Bởi chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ mới, mà còn là sự thay đổi mang tính toàn diện về tư duy, hành vi của con người và cách thức vận hành của cả tổ chức. Theo khảo sát của Capgemini (đơn vị tư vấn chuyển đổi số toàn cầu), “62% các nhà lãnh đạo cho rằng các vấn đề liên quan đến văn hóa là rào cản lớn nhất trong chuyển đổi số”.
Thực tế cũng cho thấy, một trong những thách thức lớn nhất trong chuyển đổi số chính là sự “kháng cự” từ con người trong tổ chức. Dù công nghệ có hiện đại đến đâu, nếu đội ngũ lãnh đạo và nhân viên không sẵn sàng học hỏi, thích nghi và sử dụng, thì quá trình chuyển đổi sẽ khó thành công. Lúc này, văn hóa số đóng vai trò như một “chất xúc tác” thúc đẩy sự thay đổi từ bên trong, khuyến khích tinh thần đổi mới và tạo ra môi trường thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có văn hóa số mạnh không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn giúp tổ chức linh hoạt thích ứng với sự thay đổi liên tục của thị trường.
Với văn hóa số, doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồn nhân lực với những giá trị nổi bật như tư duy đột phá tạo ra nhiều ý tưởng mới, có khả năng tự thích ứng với thay đổi của tổ chức, sẵn sàng tiếp thu các phản hồi để biến thành cơ hội mới, chia sẻ hợp tác với nội bộ và khách hàng… giúp doanh nghiệp luôn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong dài hạn.
Cuối cùng, xây dựng văn hóa số không chỉ mang lại lợi ích cho nội bộ doanh nghiệp mà còn tác động bền vững đến các bên liên quan, tạo ra giá trị lớn đối với khách hàng, đối tác, cộng đồng, đất nước. Một doanh nghiệp có văn hóa số mạnh mẽ sẽ dễ dàng mở rộng quy mô, tiếp cận thị trường mới và nâng cao năng lực cạnh tranh trên toàn cầu. Đồng thời, sự đổi mới này cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế số của đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
Doanh nghiệp và sứ mệnh mang bản sắc Việt ra thế giới
Trong hành trình phát triển của doanh nghiệp, văn hóa không chỉ là yếu tố nội tại mà còn là nền tảng tạo nên sự bền vững và khác biệt dài hạn. Đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp chính là đầu tư cho tương lai, bởi văn hóa không chỉ định hình cách doanh nghiệp vận hành, mà còn là động lực thúc đẩy sự sáng tạo, gắn kết và phát triển bền vững cho tổ chức, cộng đồng và đất nước.
Ở một cấp độ cao hơn, bản sắc của một doanh nghiệp có thể góp phần làm nên bản sắc của một đất nước. Khi doanh nghiệp Việt mang khát vọng ghi tên mình trên bản đồ thế giới, văn hóa của doanh nghiệp phải đại diện cho cả mình lẫn cho tinh thần của Việt Nam. Trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam, bản sắc văn hóa sẽ đưa doanh nghiệp đi nhanh hơn, xa hơn, hội nhập với thế giới mà vẫn là chính mình.
Bản sắc văn hóa Việt Nam gắn liền với những thuộc tính như sự linh hoạt, sáng tạo, tính nhân văn, bền bỉ, tinh thần cộng đồng… Những giá trị này khi được chuyển hóa vào văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo ra sức mạnh, giúp thương hiệu Việt nổi bật trên thị trường toàn cầu. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp biết cách kể “câu chuyện Việt Nam” thông qua sản phẩm và dịch vụ đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm của thế giới. Điển hình là VinFast với khát vọng chinh phục thị trường quốc tế, hay Viettel với tinh thần bền bỉ, sáng tạo, khi không chỉ phát triển mạnh mẽ trong nước mà còn mở rộng hoạt động viễn thông tại hơn 10 quốc gia, đưa thương hiệu Việt chạm đến những thị trường quốc tế khó tính. Tương tự, FPT với tinh thần tiên phong công nghệ, đã trở thành đối tác chiến lược trong lĩnh vực công nghệ của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, mang đến giải pháp công nghệ tiên tiến, khẳng định sự sáng tạo và linh hoạt của doanh nghiệp Việt. Không chỉ là sản phẩm, các doanh nghiệp này đã mang theo tinh thần Việt Nam, biến nó thành “thương hiệu” để kết nối và truyền cảm hứng.
Tuy nhiên, để mang bản sắc văn hóa kinh doanh Việt Nam ra bên ngoài, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bài bản và dài hạn. Thứ nhất, cần giữ vững giá trị cốt lõi và bản sắc văn hóa của mình, không vì áp lực hội nhập mà đánh mất tính độc đáo. Thứ hai, doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn quốc tế, bởi văn hóa chỉ có thể lan tỏa khi được gắn liền với sự uy tín và chất lượng thực sự. Cuối cùng, việc đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu thông qua các câu chuyện văn hóa, kết hợp với công nghệ truyền thông hiện đại, sẽ giúp hình ảnh doanh nghiệp Việt trở nên hấp dẫn và dễ dàng tiếp cận với thị trường quốc tế.
Bản sắc văn hóa kinh doanh Việt Nam, khi được định vị đúng đắn, sẽ không chỉ là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là hành trình của từng doanh nghiệp, mà còn là sứ mệnh chung trong kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.
(VNF) - Tại Quảng Ninh, tính riêng tháng 1/2025, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn đã bị nêu tên do nợ thuế.
(VNF) - Tỉnh Gia Lai mới đây kiến nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với 5 dự án điện gió và phê duyệt bổ sung 5 dự án điện mặt vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lưới quốc gia.
(VNF) - Với kế hoạch doanh thu 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận 3.200 tỷ đồng, nhiều nhà đầu tư đặt nghi vấn bởi doanh nghiệp đã nhiều năm không hoàn thành mục tiêu đề ra.
(VNF) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo xem xét, xử lý việc xây dựng công trình nhà nghỉ chuyên gia 280m2 không có trong giấy phép xây dựng, tại dự án Nhà máy Điện gió Hàn Quốc - Trà Vinh.
(VNF) - Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (mã ACG) đã phải hồi tố giảm 97 tỷ đồng lợi nhuận do loại trừ các chi phí không đủ điều kiện khấu trừ thuế, kèm theo đó là việc nộp phạt chậm nộp thuế 42,5 tỷ đồng.
(VNF) - Theo danh sách công khai của Cục Thuế tỉnh Bình Dương, đứng đầu danh sách doanh nghiệp nợ thuế "khủng" là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Công nghiệp Nam Kim.
(VNF) - Để thúc đẩy tinh thần lao động lên cao, tăng tính đoàn kết và nỗ lực vì những mục tiêu chung của của Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU), công ty đã cùng Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các chương trình hoạt động vì cộng đồng và vì sức khỏe người lao động.
(VNF) - Theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, sắc lệnh áp thuế của Mỹ sẽ tác động đến thị trường nhôm và thép trong nước của Việt Nam theo nhiều cách phức tạp, ảnh hưởng đến giá cả và nguồn cung, đây sẽ là một động thái tiêu cực dẫn tới nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm và thép.
(VNF) - Ngay sau Tết nguyên đán Ất Tỵ, loạt doanh nghiệp có tiếng như: Shoppe, Golden Gate, Kiot Việt, Thời trang Elise, Lan Chi Mart, Savills, Kid Plaza... bị gọi tên vì chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH)
(VNF) - Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị có tổng mức vốn đầu tư là hơn 55.000 tỷ đồng, tương đương 2,516 tỷ USD. Tỉnh Quảng Trị đề xuất chuyển đổi dự án này sang nhà máy nhiệt điện khí LNG nhập khẩu, đầu tư theo hình thức dự án điện độc lập...
(VNF) - Petrovietnam tiếp tục duy trì hoạt động an toàn, ổn định, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong tháng 1/2025. Đây là bước chạy đà quan trọng trong năm bản lề với mục tiêu tăng trưởng “hai con số”, hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập tập đoàn và Đại hội Đảng các cấp, trong đó có Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
(VNF) - Bên cạnh những lo ngại, việc Mỹ chính thức áp thuế 25% và không miễn trừ với các mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt bởi bản thân các doanh nghiệp hiện có nhiều lợi thế sẵn có với giá thành cạnh tranh.
(VNF) - Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long ghi nhận khoản lãi sau thuế trong quý IV/2024 hơn 3,1 tỷ đồng, giảm mạnh 89,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Kim khí Thăng Long đang bị “bêu tên” chậm đóng BHXH và nhận phạt vi phạm về thuế.
(VNF) - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump Áp thuế 25% lên nhôm, thép vào Mỹ sẽ khiến các sản sẩm nhôm thép của Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp và biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
(VNF) - TTC AgriS (CTCP Thành Thành Công - Biên Hoà, HoSE: SBT) không chỉ khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu ngành nông nghiệp bền vững tại Việt Nam mà còn trở thành cầu nối hiệu quả giữa các nguồn vốn tài chính xanh và hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn.
(VNF) - Công ty chứng khoán Tân Việt - đơn vị liên quan đến bà Trương Mỹ Lan - tiếp tục thua lỗ gần 69 tỷ đồng trong năm vừa qua, trong khi năm 2023 lỗ 398 tỷ đồng.
(VNF) - Thủ tướng đề nghị Hòa Phát tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, đặc biệt sản xuất ray thép phục vụ đường sắt cao tốc.
(VNF) - MHT cho biết sẽ theo dõi những chỉ số mới xuất hiện sau lệnh cấm của Trung Quốc để đánh giá tác động tích cực mà MHT có thể tận dụng.
(VNF) - Sau khi bà Chu Thị Thành - mẹ "đại gia kim cương" Chu Đăng Khoa - bị khởi tố, bắt tạm giam, Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức đã điều chỉnh thêm người đại diện pháp luật.
(VNF) - Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT) đã tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên từ tàu ESL Dubai với kích thước 216m trọng tải 319.000 DWT.
(VNF) - Danh Khôi lỗ 63 tỷ đồng năm 2024. Năm 2022, công ty này cũng lỗ gần 73 tỷ đồng. Công ty này từng nêu kế hoạch chi 195 tỷ đồng để mua một phần dự án Khu dân cư Đại Nam của ông Dũng lò vôi.
(VNF) - Đến nay, Đất Việt VAC đã trải qua 30 năm phát triển và đang nắm vị thế ông lớn trong ngành công nghiệp giải trí Việt Nam.
(VNF) - Việt Nam đã thành công chinh phục thị trường khó tính nhất thế giới, sở hữu "át chủ bài" trong top 5 toàn cầu.
(VNF) - Tổng công ty (TCT) công trình Đường sắt vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024. Trước đó, doanh nghiệp này từng bị truy thu và xử phạt hơn 3,8 tỷ đồng.
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025, nhiều ý của chuyên gia cho rằng chính sách này sẽ hỗ trợ trực tiếp vào dòng tiền của doanh nghiệp giúp họ có thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
(VNF) - Tại Quảng Ninh, tính riêng tháng 1/2025, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn đã bị nêu tên do nợ thuế.
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.