Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu tại tại toạ đàm “Áp lực lạm phát năm 2022 và đề xuất chính sách” sáng 16/9, TS Nguyễn Quốc Việt khẳng định trong 8 tháng đầu năm 2022, lạm phát toàn cầu tăng rất mạnh.
Cũng theo ông Việt, bên cạnh nguyên nhân cầu kéo và chi phí đẩy còn do hệ quả của việc nới lỏng các biện pháp tài khóa, tiền tệ trong giai đoạn dịch Covid-19 kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư tăng trong khi nguồn cung ứng bị đứt gãy chưa hoàn toàn hồi phục.
Nhìn về Việt Nam, ông Việt nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế 8 tháng năm 2022 phục hồi mạnh mẽ bất chấp bối cảnh kém lạc quan của kinh tế toàn cầu, hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô đều khá tích cực.
Để chủ động ứng phó với rủi ro lạm phát, với các yếu tố nguy cơ cả từ bên trong và bên ngoài, thời gian qua, Chính phủ đã có những động thái chính sách được đánh giá là khá linh hoạt, phù hợp tình hình hiện tại.
Theo nghiên cứu của VEPR, Ngân hàng Nhà nước liên tục sử dụng loạt các biện pháp “bơm - hút” tiền đan xen. Việc thực hiện bơm - hút tiền liên tục nhằm kiểm soát thanh khoản thị trường, điều tiết cung tiền, hướng tới thực hiện hai mục tiêu lớn là nhằm ổn định mặt bằng lãi suất và giữ ổn định tỉ giá và giá trị đồng Việt Nam, qua đó kiểm soát, đối phó với áp lực lạm phát.
Cùng với đó, kết hợp linh hoạt với các chính sách tài khóa như thực hiện miễn, giảm thuế, phí đối với nhiều nhóm hàng thiết yếu, chiến lược, vừa hỗ trợ tăng trưởng, vừa giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Thực hiện nhiều biện pháp nhằm “hạ nhiệt” giá xăng dầu cùng với các biện pháp ổn định giá cả và nguồn cung đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu khác cũng đã giúp ổn định mặt bằng giá cả.
Dự báo về diễn biến lạm phát tại Việt Nam trong bối cảnh giá cả toàn cầu tăng cao, TS. Nguyễn Quốc Việt cho hay “áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu song Việt Nam vẫn đang kiểm soát khá tốt tình hình”.
Ông dẫn chứng, CPI bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,67% của bình quân 8 tháng năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của bình quân 8 tháng các năm 2018-2020. Trong khi đó, lạm phát ở Châu Âu tăng kỷ lục vào tháng 6/2022. Lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 6/2022 là 8,6%.
“Kết quả này là một thành công trong kiểm soát giá cả của Chính phủ, tạo nền tảng để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% đã đề ra trong năm 2022”, ông Quốc Việt nhìn nhận.
Theo ông Việt, mặc dù hiện tại lạm phát vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn, nhưng áp lực lạm phát đã được cảm nhận rõ hơn và sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm.
Căng thẳng chính trị tại Ukraine vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với lạm phát và giá cả hàng hóa của Việt Nam. Xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu có thể giúp giảm nhẹ áp lực lạm phát từ bên ngoài. Chính sách zero Covid tại Trung Quốc kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát toàn cầu.
“Tuy nhiên, áp lực lạm phát dự báo có thể giảm bớt trong các tháng cuối năm 2022 nếu giá dầu và giá lương thực thế giới giảm, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện. Tổng hợp tác động của các yếu tố cả trong và ngoài nước, dự báo lạm phát trong nước năm 2022 sẽ ở mức 3,5 - 3,8%”, ông Việt dự báo.
Trong báo cáo nghiên cứu về lạm phát của VERP, cơ quan này nhấn mạnh mặc dù tình hình kiểm soát lạm phát đã tương đối tốt trong 8 tháng đầu năm, nhưng áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn còn. Do vậy, cần kiên trì thực hiện các biện pháp ổn đinh kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, kìm chế lạm phát như chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, cân nhắc có chọn lọc các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ các nhóm sản xuất hoặc người lao động gặp khó khăn do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Trong đó đặc biệt chú trọng rà soát và thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ cho các nhóm sản xuất và dịch vụ có tính đặc thù cao phụ thuộc vào giá nguyên phụ liệu đầu vào hoặc chi phí logistic tăng cao (ví dụ như đánh bắt thuỷ sản, giao thông - vận tải công cộng, xuất khẩu nông - thuỷ sản).
Chính phủ vẫn phải linh hoạt và kiên trì các chính sách vừa hỗ trợ kiểm soát lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững như các Nghị quyết của Quốc hội đã đặt ra.
“Với tình hình kiểm soát đã rất khả quan như 8 tháng vừa qua thì nên dần dần tiếp tục từng bước triển khai các nhóm giải pháp về chính sách bao gồm cả chính sách về tài khoá và tiền tệ mà có thể bị trì hoãn, do dự trong thời gian qua để tiếp tục hỗ trợ trong phục hồi kinh tế và phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, nghiên cứu của VERP cho hay.
Ngoài ra, nghiên cứu của VERP cũng lưu ý, nếu dự báo cuối năm tình hình lạm phát có thể được kiềm chế tốt, thì nên cân nhắc một số động thái nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng như nới room tín dụng và đặc biệt triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất theo đúng Nghị quyết của Chính phủ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.