Vì sao bà Trương Mỹ Lan bị truy tố theo Bộ luật Hình sự năm 1999?

Xuân Duy - 19/12/2023 09:00 (GMT+7)

Theo nhà chức trách, hành vi của bà Trương Mỹ Lan diễn ra trong thời gian dài, trước khi Bộ luật Hình sự hiện hành có hiệu lực, áp dụng nguyên tắc có lợi nên áp dụng luật cũ.

Bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị can bị truy tố trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan, về các tội Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

 

Bà Trương Mỹ Lan trước khi bị khởi tố (Ảnh: H.N.).

Trong đó, bà Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội Tham ô tài sản, Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. 

Đáng chú ý, tội danh Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng quy định tại khoản 3, Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Lý giải về việc trên, VKSND Tối cáo cho rằng bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội trong một thời gian dài, trong khi Bộ luật Hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày 1/1/2018 (ngày Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực - PV).

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 41 ngày 20/6/2017, của Quốc hội về thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành tương ứng với thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì những hành vi xảy ra trước ngày 1/1/2018 xử lý theo điều, khoản tương ứng (điều 179) Bộ luật Hình sự năm 1999.

Những hành vi sau ngày 1/1/2018 bị xử lý theo các điều, khoản (Điều 353, Điều 206) Bộ luật Hình sự năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị can.

Trên cơ sở kết quả điều tra, kết quả công tố, các cơ quan tiến hành tố tụng đã ra soát, phân loại xử lý các bị can theo các tội danh cụ thể tương ứng với vị trí, vai trò, số lượng, tính chất, mức độ hành vi và lỗi của từng bị can.

Theo cáo trạng, tại thời điểm khởi tố vụ án, trên hệ thống sổ sách của SCB thể hiện: tổng số tiền SCB huy động của người dân, vay của các quan tổ chức khác tại thời điểm ngày 17/10/2022 là 673.586 tỷ đồng (gồm 511.262 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng, 76.845 tỷ đồng phát hành giấy tờ có giá, 66.030 tỷ đồng vay Ngân hàng Nhà nước, 12.693 tỷ đồng tiền gửi và 6.756 tỷ đồng vay của các tổ chức tín dụng khác).

Vốn chủ sở hữu của SCB tại thời điểm ngày 17/10/2022, được ghi nhận trên sổ sách là 21.036 tỷ đồng, âm vốn sở hữu 443769 tỷ đồng, lỗ lũy kế 464.547 tỷ đồng.

Kết quả điều tra xác định về mặt pháp lý SCB và các công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát hoạch toán tài chính kế toán, kê khai báo cáo thuế độc lập nhưng về bản chất các pháp nhân này được Trương Mỹ Lan thành lập mới hoặc mua lại cổ phần, vốn góp của các công ty khác, chỉ đạo người thân quen hoặc nhờ các cá nhân khác đứng tên hộ. Do vậy, các pháp nhân đều thuộc sở hữu hoặc chịu sự điều hành của bà Lan.

Trong thời gian từ ngày 1/1/2012 đến hành 17/10/2012, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo, điều hành các cá nhân là cán bộ nhân viên chủ chốt tại SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện nhiều hành vi sai phạm để thao túng SCB vi phạm các hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan tới ngân hàng, tham ô tài sản…

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ. Ngoài ra, bà Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng. Hành vi của bà Lan còn gây thiệt hại cho SCB hơn 64.600 tỷ đồng.

Theo cơ quan tố tụng, hành vi của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm là có tổ chức với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.

Theo Dân trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.