'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo đó, năm 2023 được cho là cột mốc quan trọng đối với tiền điện tử. Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất nhì thế giới hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng với 157,6 triệu chủ sở hữu tiền điện tử. Điều này phản ánh tư duy của người dân Ấn Độ đã bắt đầu có sự thay đổi, các giải pháp tài chính kỹ thuật số đã bắt đầu trở thành một phần quan trọng trong cộng đồng người dân tại đây.
Vị trí thứ 2 thuộc về Mỹ với số lượng người dùng xấp xỉ bằng 1/3 so với Ấn Độ, rơi vào khoảng 44,3 triệu người. Là quốc gia luôn đi đầu về kỹ thuật, công nghệ và luôn nỗ lực tập trung đổi mới, không quá ngạc nhiên khi Mỹ vẫn thuộc top đầu bảng.
Trong năm nay, Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ khi có đến 25,9 triệu chủ sở hữu tiền điện tử. Kể từ sau khoảng thời gian nghỉ dài do đại dịch Covid-19, có vẻ như tiền ảo đang trở thành một trong những “món” đầu tư được ưa chuộng trong nước.
Theo CryptoCrunch App, tốc độ áp dụng tiền điện tử thường đi đôi với tốc độ tăng trưởng kinh tế và áp dụng công nghệ, đồng nghĩa với việc tốc độ phát triển tiền ảo tại Việt Nam đang phù hợp với tốc độ tăng trưởng tài chính mới.
Với 19,9 triệu chủ sở hữu tiền ảo, Trung Quốc đang là quốc gia đứng tại vị trí thứ 4. Năm 2023, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều hạn chế pháp lý đối với tiền điện tử nhằm ngăn chặn các hành vi trục lợi do luật pháp lỏng lẻo. Tuy nhiên, sự siết chặt của Trung Quốc cũng khiến người dân e dè hơn trong việc đầu tư vào tiền điện tử.
Khác với Trung Quốc, Brazil đánh dấu cột mốc 17,8 triệu chủ sở hữu vào năm 2023, thành công là cái tên cuối cùng góp mặt trong top 5. Trước tình hình kinh tế bất ổn như hiện tại, tiền điện tử là công cụ được người dân Brazil “chọn mặt gửi vàng”.
Xếp thứ 6 và thứ 7 lần lượt là Philippines với 14,8 triệu chủ sở hữu và Pakistan với 14,7 triệu chủ sở hữu. Đối với Philippines, thứ hạng này đã nêu bật vai trò của tiền ảo trong cách tăng cường khả năng tiếp cận tài chính của người dân. Còn tại Pakistan, xu hướng sử dụng tiền điện tử đạt gần 15 triệu người là một con số đầy ấn tượng tại quốc gia đa phần người dân không sử dụng tài khoản ngân hàng.
Với người dân tại nhiều nước, tiền ảo như một phương pháp tích sản, đồng thời cũng cho thấy niềm tin ngày càng gia tăng của người dân với cách thức tiếp cận tài chính đầy mới mẻ. Nigeria ở vị trí thứ 8 với 12,4 triệu chủ sở hữu và Indonesia đứng thứ 9 với 11,7 triệu chủ sở hữu là những minh chứng điển hình.
Đặc biệt, với Nga, quốc gia đang có 9,7 triệu chủ sở hữu tiền điện tử, thì tiền ảo được cho là một phương thức bảo toàn tài sản ngay cả trong bối cảnh rối ren như hiện tại, khi chiến sự Nga – Ukraine vẫn chưa chấm dứt. Nền kinh tế của cả nước bị ảnh hưởng ít nhiều, người dân gặp khó khăn trong việc không biết cất tiền tại đâu cho an toàn… là những lý do dẫn đến số lượng người sở hữu tiền ảo ngày một gia tăng tại quốc gia này.
Bảng thông kế của CryptoCrunch App không chỉ nhằm xếp hạng các quốc gia, mà còn thể hiện lý do người dân tại mỗi khu vực chọn lựa tiền điện tử.
Trong khi Ấn Độ và Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và đổi mới kỹ thuật số, thì với Nga lại cho thấy một động thái chiến lược của người dân nước này nhằm duy trì quyền tự chủ tài chính. Đối với người Nga, tiền điện tử đóng vai trò như một nơi trú ẩn an toàn đầy tiềm năng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.