'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như VietnamFinance đã thông tin, sau ngày 31/12/2020, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ không còn được áp dụng với Vương quốc Anh do Brexit. Bởi vậy, Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy kí kết một hiệp định thương mại tự do với nước này, viết tắt là UKVFTA.
Ngày 11/12 tới, hai nước sẽ chính thức kí biên bản kết thúc đàm phán hiệp định. UKVFTA được đánh giá là hiệp định quan trọng, mang lại lợi ích lớn về xuất khẩu cho Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi lớn từ UKVFTA là thủy hải sản, gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da giày…
Cụ thể, đối với ngành thủy sản, năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Vương quốc Anh đạt 298,2 triệu USD, chiếm 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu ngành hàng này của Anh. Với UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Các nhóm hàng có lợi thế sớm nhất trong nhóm thủy, hải sản là tôm và một số loại cá (cá tra). Theo đó, những ngành chế biến tôm và cá tra sẽ có cơ hội thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu cũng như có triển vọng thu hút đầu tư để tận dụng các cam kết này.
Đối với ngành dệt may, dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có hiệp định.
Về sản lượng, nhìn chung EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030. Do đó, những lợi ích này cũng sẽ nhìn thấy được từ thị trường Anh thông qua UKVFTA. Hiện tại, xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam sang Anh chỉ chiếm 2,77% tổng lượng nhập khẩu vào thị trường Anh. Do đó ngành này vẫn còn dư địa rất lớn để phát triển và gia tăng kim ngạch.
Ngoài ra, những cam kết về cộng gộp đối với nguyên liệu vải từ Hàn Quốc và EU sẽ giúp các sản phẩm dệt may thúc đẩy mở rộng nguồn cung nguyên liệu trong ngành này để tận hưởng ưu đãi, tránh bị phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Đối với mặt hàng gạo, Anh là thị trường xuất khẩu gạo rất tiềm năng cho Việt Nam với những cam kết từ UKVFTA. Năm 2019, xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Anh đã có bước nhảy vọt với mức tăng trưởng kim ngạch lên đến 376% so với năm 2018.
Với những cơ hội mang lại từ hiệp định này, gạo xuất xứ từ Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra, Anh còn cam kết sẽ rà soát nâng lượng hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với mặt hàng gạo của Việt Nam sau 3 năm kể từ ngày UKVFTA có hiệu lực. Đây cũng sẽ là cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Trong UKVFTA, bên cạnh gạo, Anh còn cam kết bổ sung về lượng TRQ đối với hơn 10 mặt hàng khác như trứng, tỏi, ngô ngọt, tinh bột sắn, surimi... Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi Vương quốc Anh là một trong những thị trường nhập khẩu tiềm năng các mặt hàng ta được hưởng ưu đãi TRQ (ví dụ như gạo, tinh bột sắn, surimi).
Đối với ngành gỗ, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lớn đồ gỗ và nội thất vào Anh, cụ thể năm 2019 là nước xuất khẩu gỗ nhiều thứ 6 vào thị trường Anh với giá trị xuất khẩu 421,8 triệu USD, chiếm 3,6% thị phần nhập khẩu ngành hàng gỗ của Anh.
Với UKVFTA, nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thuế suất về 0% trong vòng 5 năm (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất 2-10%). Do đó, ngành gỗ của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này.
Đối với mặt hàng rau quả, UKVFTA khi có hiệu lực sẽ xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả, trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa…
Với nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn cũng như thị hiếu tiêu dùng của người dân Anh đối với các loại sản phẩm hoa quả nhiệt đới, trong thời gian tới, ngành xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường Anh một cách thuận lợi hơn và thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, nhu cầu nông sản, thực phẩm, sản phẩm điện tử (máy tính, thiết bị internet), đồ vệ sinh, đồ bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế (máy thở, máy lọc máu), dụng cụ xét nghiệm, đồ bảo hộ bệnh viện (găng tay nitrate, khẩu trang, quần áo cho nhân viên y tế và bệnh nhân) của thị trường Anh có xu hướng gia tăng. Do đó, kết hợp với những cơ hội về tiếp cận thị trường từ UKVFTA, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Anh sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.
Bên cạnh những thuận lợi, theo Bộ Công Thương, UKVFTA cũng đưa lại những thách thức nhất định đối với Việt Nam.
Cụ thể, những cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho Anh sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ trong nước, đặc biệt là trong những ngành Anh có thế mạnh như dịch vụ tài chính, dược phẩm, các mặt hàng hóa chất…
Rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh là rất chặt chẽ. Điển hình như với nông sản, dù UKVFTA kế thừa những ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt trong EVFTA nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế.
Ngoài ra, UKVFTA bao gồm các cam kết “phi truyền thống” về lĩnh vực lao động, môi trường. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em, bảo vệ môi trường … phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trên thực tế có một số doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm. Điều này có thể dẫn tới hậu quả là có rủi ro cả ngành sản xuất sẽ không được hưởng ưu đãi từ vi phạm của một thiểu số doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.